Gia Lai cũng như bao mảnh đất khác dọc trên chiều dài đất nước hình chữ S, đã từng trải qua bao năm tháng mưa bom bão đạn của chiến tranh. Mảnh đất từng sản sinh ra những người anh hùng đã đi vào huyền thoại và trở thành cảm hứng để Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên viết nên những bản trường ca bất tận truyền mãi tới muôn đời sau.
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Giấc mơ đại ngàn” không chỉ tái hiện lại những nét đẹp rất riêng của những tập tục, lễ hội, những nhân vật sử thi hào hùng trên mảnh đất Gia Lai từ thuở hồng hoang, những chiến tích lẫy lừng của những người anh hùng dân tộc, sự hòa quyện giữa con người cùng với thiên nhiên mà còn ngợi ca vẻ đẹp hoàn mỹ của núi rừng, một vẻ đẹp hiện đại nhưng vẫn toát lên hơi thở của sức sống đại ngàn, của núi rừng Tây Nguyên được giữ nguyên vẹn qua bao thế hệ.
Qua chương trình nghệ thuật "Giấc mơ đại ngàn", tỉnh Gia Lai và Ban tổ chức Tiền Phong Marathon 2021 muốn chuyển đến các vận động viên tham gia Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 62 tại Gia Lai và du khách thông điệp “Giấc mơ đại ngàn” của người dân Gia Lai vẫn luôn là niềm tự hào và khát vọng trong tương lai.
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
27/03/2021 19:36
Chương trình nghệ thuật Đêm hội cồng chiêng có chủ đề “Giấc mơ đại ngàn” do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp cùng báo Tiền Phong chủ trì thực hiện với sự tham gia biểu diễn của 2 đoàn nghệ nhân cồng chiêng ở huyện Đak Đoa, TP. Pleiku và các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San.
Chương trình có thời lượng hơn 90 phút gồm 2 phần: “Bản sắc Tây nguyên” và “Lời ru của núi” nhằm tái hiện những nét văn hóa đặc trưng của Gia Lai từ xa xưa, sự hòa quyện của con người với thiên niên trong thời hiện đại nhưng vẫn giữ được sức sống của đại ngàn.
27/03/2021 19:42
27/03/2021 19:46
Hồn thiêng nơi đại ngàn Tây Nguyên
Mảnh đất Gia Lai dù đã trải qua nhiều đổi thay theo sự phát triển chung của đất nước, song Gia Lai vẫn giữ lại cho mình một vẻ đẹp hoang sơ vốn có của đại ngàn.
Đến với Gia Lai, chúng ta không thể nào quên được với những trang sử thi hào hùng mà cũng rất đời thực; những tập tục, lễ hội đã gắn bó với người dân bản địa nơi đây từ bao đời nay, làm nên cái hồn của người dân Tây Nguyên và cũng là nét độc đáo riêng có ở Gia Lai.
27/03/2021 19:48
27/03/2021 19:49
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
27/03/2021 19:51
27/03/2021 19:53
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu.
Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
27/03/2021 19:54
27/03/2021 19:59
Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”.
27/03/2021 20:05
27/03/2021 20:22
Mở đầu đêm hội cồng chiêng là các tiết mục ca nhạc mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên do các ca sĩ, đoàn văn hóa nghệ thuật Gia Lai biểu diễn.
27/03/2021 20:25
Cùng góp mặt trong chương trình nghệ thuật là phần trình diễn của Đoàn nghệ nhân cồng chiêng Jrai đến từ Làng Pleiku Roh, thuộc phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku.
27/03/2021 20:35
Hàng ngàn vận động viên và du khách đã về với Pleiku tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Tiền Phong Marathon 2021 đã khiến phố núi trở nên sôi động hơn trong những ngày qua.
27/03/2021 20:37
27/03/2021 20:40
Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của cồng chiêng. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Giarai. Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Điều đặc biệt trong dàn nhạc này mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng, hoặc chiêng (cồng là loại có núm, chiêng không có núm).
27/03/2021 20:40
Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của cồng chiêng. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Giarai. Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Điều đặc biệt trong dàn nhạc này mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng, hoặc chiêng (cồng là loại có núm, chiêng không có núm).
27/03/2021 20:44
Tham dự đêm hội cồng chiêng có các Hoa hậu, Á hậu, người đẹp Hoa hậu Việt Nam và HLV, cầu thủ câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai.
1. Đương kim Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà
2. Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy
3. Á hậu 1 Hoa hậu VN 2020 Phạm Ngọc Phương Anh
4. Ca sĩ Lona – Á hậu 1 Miss World Vietnam 2019 Nguyễn Hà Kiều Loan
5. Người đẹp Nhân ái Hoa hậu VN 2020 Huỳnh Nguyễn Mai Phương
6. Hoa khôi Huỳnh Thuý Vi, Đại sứ du lịch Cần Thơ
7. Người có làn da đẹp nhất Hoa hậu VN 2020 Phạm Thị Phương Quỳnh
8. Người đẹp Thể thao Hoa hậu VN 2020 Phù Bảo Nghi
|
Các cầu thủ của đội tuyển Hoàng Anh Gia Lai:
1. HLV trưởng Kiatisuk
2. Đội trưởng Lương Xuân Trường
3. Tiền đạo Nguyễn Công Phượng
4. Nguyễn Tuấn Anh
5. Nguyễn Văn Toàn
6. Vũ Văn Thanh
7. Nguyễn Phong Hồng Duy
8. Trần Minh Vương
9. Triệu Việt Hưng
27/03/2021 20:55
27/03/2021 20:58
27/03/2021 21:01
27/03/2021 21:05
27/03/2021 21:12
Sau phần giao lưu chia sẻ của Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà, Á hậu Việt Nam Phạm Ngọc Phương Anh và HLV Kiatisuk cùng các cầu thủ CLB Hoàng Anh Gia Lai, chương trình tiếp tục biểu diễn các tiết mục nghệ thuật đậm nét văn hóa đại ngàn Tây Nguyên.
27/03/2021 21:19
27/03/2021 21:22
Tiếp nối chương trình là ca khúc “Đôi mắt Pleiku” của nhạc sĩ Nguyễn Cường qua phần biểu diễn ca sĩ Bích Mận.
27/03/2021 21:34
Những giai điệu cồng chiêng rộn rã đã khép lại chương trình nghệ thuật "Giấc mơ đại ngàn" do tỉnh Gia Lai và Ban tổ chức Tiền Phong Marathon 2021 phối hợp tổ chức.
27/03/2021 21:41