Sợ bộ bị sốc
Thưa ông, dư luận đang rất quan tâm đến những đổi mới thi cử trong năm 2017 của Bộ GD&ĐT. Các trường đại học (ĐH) mong muốn được tự chủ nhiều hơn, còn các địa phương muốn Bộ GD&ĐT giao kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Đây là vấn đề không mới, trước đây chúng ta đã làm. Nếu Bộ GD&ĐT quyết liệt thì nên giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương, tuyển sinh để các trường ĐH tự chủ. Còn nếu muốn kéo dài thì cần có một giải pháp thận trọng hơn. Như thí điểm giao cho một số địa phương có hoạt động giáo dục mạnh tự chủ thi tốt nghiệp. Bộ GD&ĐT hỗ trợ các địa phương bằng cách có ngân hàng đề thi. Còn địa phương sẽ thiết kế đề thi theo nhu cầu của mình. Do đó, không nhất thiết phải thi đồng loạt cùng một ngày như hiện nay. Tôi khẳng định, cuối cùng, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải giao cho các trường. Các sở GD&ĐT cũng không tổ chức.
Các trường ĐH tự tổ chức tuyển sinh cũng không có gì mới. Bộ cũng có thể vẫn hỗ trợ ngân hàng đề thi. Mặt khác, các trường có thể tham gia vào nhóm một số trường. Ví dụ nhóm các trường kỹ thuật, có thể lấy ĐH Bách khoa làm nòng cốt. Như vậy, thay vì Bộ ra đề thi áp đặt thì các trường sẽ tự tìm đến nhau để hỗ trợ.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là triệt tiêu quyền tự chủ của cả trường ĐH và của địa phương. Bộ GD&ĐT chưa thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giáo dục ĐH. Tuy nhiên, chúng tôi chưa muốn nói nhiều đến chuyện này. Vì nếu làm ngay thì Bộ sốc vì bị “tước” mọi quyền hạn.
Vậy theo ông, khó khăn nhất trong thực hiện tự chủ ĐH hiện nay là gì?
Hiện nay, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là triệt tiêu quyền tự chủ của cả trường ĐH và của địa phương. Bộ GD&ĐT chưa thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giáo dục ĐH. Tuy nhiên, chúng tôi chưa muốn nói nhiều đến chuyện này. Vì nếu làm ngay thì Bộ sốc vì bị “tước” mọi quyền hạn.
GS.VS Đào Trọng Thi
Việt Nam mới vào cuộc, nhận thức chưa rõ ràng. Thứ nhất là các trường chưa đủ điều kiện thực hiện tự chủ. Thứ hai, bỏ cơ chế bộ chủ quản, như tôi đã nói, bỏ phải có gì đó thay thế. Nói thì dễ nhưng đó là cuộc chuyển giao cực kỳ khó khăn và phức tạp. Giao quyền tự chủ cho các trường tức là tước đi quyền định đoạt của các bộ chủ quản. Ví dụ bổ nhiệm một chức vụ nào đó, trước kia chọn ai, bổ nhiệm là do bộ chủ quản. Nhưng bây giờ, bộ chủ quản chỉ giám sát quá trình bổ nhiệm đó. Có nghĩa các trường được chọn người để bổ nhiệm không cần theo ý các bộ chủ quản.
Tôi phải nói rằng quyền định đoạt đó gắn với lợi ích. Mất quyền lực là mất quyền lợi. Đó là một cuộc đấu tranh gian khổ giữa các nhóm quyền lực và lợi ích. Những ngày đầu tự chủ của ĐH Quốc gia Hà Nội là một bài học kinh nghiệm rõ ràng nhất. Giao bất cứ một quyền hạn nào cũng đã có sẵn một cái “van” để hạn chế ở phía dưới. Chính vì vậy, sau đó, ĐH Quốc gia Hà Nội đã phải đấu tranh kiên quyết để loại bỏ hoàn toàn cái “van” này.
Hơn nữa, thực tế ai là người đưa ra chính sách để giao quyền tự chủ, bỏ bộ chủ quản? Chính là các bộ chủ quản. Vì vậy, các bộ chủ quản thiếu gì cách để kìm hãm quá trình giao quyền tự chủ.
Thay đổi mục tiêu đề án ngoại ngữ quốc gia
Đối với giáo dục phổ thông, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (gọi tắt là đề án 20202) với kinh phí hơn 9.000 tỷ đồng đã đi được nửa chặng đường nhưng kết quả thực hiện lại không như kỳ vọng. Theo ông, đâu là bản chất của sự việc?
Đề án dạy, học ngoại ngữ có thể chưa hiệu quả. Một số chuyên gia trong lĩnh vực ngoại ngữ đánh giá còn bi quan hơn. Tôi không phải chuyên gia ngoại ngữ để đánh giá chính thức. Nhưng rõ ràng đề án dạy ngoại ngữ đến bây giờ kết quả đạt được còn quá khiêm tốn, hầu như chưa có biến chuyển rõ rệt về chất lượng dạy học ngoại ngữ ở trường phổ thông.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần có cách tiếp cận thực tế hơn. Có thể đề án đã đặt ra quá cao vì vậy khi đưa vào thực tế không phù hợp. Thí dụ đội ngũ giáo viên chất lượng như thế nào? Mỗi đề án giáo dục, người thực hiện chính là đội ngũ các nhà giáo. Trong khi mục tiêu của đề án cũng quá sức với giáo viên thì làm sao dạy học sinh đạt được yêu cầu? Thầy còn đang nói chưa sõi lại đặt yêu cầu quá cao với trò.
Thứ hai là sự chuẩn bị không đúng, quá thiên về chuẩn bị giáo trình, Chương trình - SGK. Chương trình - SGK lại chủ yếu nặng về mô phỏng Chương trình-SGK nước ngoài nhiều quá, không phù hợp với trình độ thực tế học sinh Việt Nam. Quan trọng nhất giáo viên không thực hiện được; cơ sở vật chất kèm theo, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ chưa có.
Vì vậy, phải đặt mục tiêu cho đúng và nêu lên được chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp; thứ hai phải xác định rõ học ngoại ngữ để làm gì.
Sau khi có mục tiêu thì phải có các điều kiện chuẩn bị rồi xem đến khả năng thực hiện tại Việt Nam. Chúng ta hiện nay đang mắc phải tư duy duy ý chí. Có thể phân loại ra nhiều trình độ khác nhau để giảng dạy. Học sinh có em được học trình độ cao hơn, có em trình độ thấp hơn. Chẳng hạn, cùng học lớp 4 nhưng không nhất thiết trình độ ngoại ngữ như nhau mà có thể có nhiều trình độ.
Cảm ơn ông.
Làm thế nào chấm dứt được tình trạng học thêm, luyện thi,
thưa ông?
Vấn đề là đề thi như thế nào, cách chấm thi như thế nào, cách dạy như thế nào. Vì vậy phải đổi cách làm. Trong tương lai gần, áp dụng Chương trình SGK mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Khi đó, thi cử sẽ theo hướng khác hiện nay. Học phát triển năng lực, còn kiểm tra đánh giá năng lực, tức học gì thi nấy.