Đem đến cho bệnh nhân ung thư những gì tốt nhất

“Bệnh nhân là lý do chính giải thích vì sao ngày nào tôi cũng tới viện từ trước 7 giờ sáng. Tôi thực sự yêu thích công việc của mình,” bác sỹ Ang Peng Tiam chia sẻ.

Bác sỹ Ang sáng lập ra Trung tâm Ung thư Parkway (PCC) vào năm 2006. Mục đích của trung tâm thật giản đơn: đem đến sự quan tâm và điều trị chuyên biệt, tích hợp và toàn diện trong cùng một trung tâm. Với mục đích đó, bác sỹ Ang thành lập một đội ngũ bao gồm các nhà giải phẫu bệnh học, bác sỹ xạ trị ung thư, bác sỹ hóa trị ung thư, y tá và tư vấn viên, ông cũng kiếm tìm các cơ hội để đem về Singapore những thành tựu mới nhất trong điều trị ung thư. Một trong số đó là chương trình ‘Champions Tumorgraft®’.

Phát kiến thành lập trung tâm CanHOPE của ông đã có mặt tại 20 thành phố lớn trên thế giới, như ở Colombo, Dhaka, Mandaly, Manila, Hà Nội và Sài Gòn. CanHOPE cung cấp các hỗ trợ cho bệnh nhân và người nhà cả về tâm lí lẫn tinh thần.

Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên với bác sỹ Ang để hiểu rõ hơn về ông và trung tâm ung thư Parkway:


Trung tâm ung thư Parkway (PCC) cung cấp dịch vụ điều trị chuyên sâu và chăm sóc chuyên biệt. Là giám đốc của PCC, ông làm thế nào để giữ được chất lượng dịch vụ tốt nhất?

Bác sỹ Ang: Để đạt được tiêu chuẩn cao nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân, một trong số những yếu tố quan trọng nhất là chọn lọc bác sỹ tham gia vào đội ngũ của bạn. Đội ngũ bác sỹ của chúng tôi được nhóm lại từ các bác sỹ nguyên là trưởng khoa của các khoa ung bướu và các bác sỹ cấp cao từ các viện công và các viện đầu ngành trên thế giới. Đây là những cá nhân đã có uy tín dẫn đầu trong các ngành ung thư chuyên sâu mà họ theo đuổi. Bên cạnh việc sở hữu trí tuệ, họ còn tạo nên thể thống nhất, đem đến sự quan tâm chăm sóc chân tình và nhiệt huyết tới bệnh nhân.

Chúng tôi cũng thành lập hội đồng Tumor Board để họp bàn thường xuyên bao gồm các bác sỹ phẫu thuật, các bác sỹ nội khoa, các bác sỹ xạ trị, các bác sỹ giải phẫu bệnh học, v.v… cùng nhau hội chẩn những ca bệnh khó. Chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra định kỳ kết quả điều trị của bệnh nhân.


Theo bác sỹ, đâu là tương lai của điều trị ung thư?

Bác sỹ Ang: Tương lai của điều trị nằm ở việc hiểu rõ hơn về gen phân tử của tế bào ung thư. Chúng ta ngày càng có nhiều thuốc điều trị đích cho nhiều loại ung thư. Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển vì chúng ta ngày càng phát hiện ra nhiều tác nhân giúp ta khóa được mã gen gây ung thư.

Champions Tumorgraft® là gì?

Bác sỹ Ang: Champions Tumorgraft® là một công cụ chẩn đoán. Đây là một thủ thuật mang tính phát kiến: cấy ghép và phát triển khối u sống của bệnh nhân trên cơ thể chuột có miễn dịch yếu. Những bệnh phẩm sống này sau đó được thử nghiệm thuốc để quyết định xem loại thuốc nào có hiệu quả tốt nhất trong trường hợp khối u tái phát hoặc tiến triển. Khối u này có thể được lưu trữ và bảo quản trong ngân hàng để sau này có thể kiểm tra sâu hơn.

Liệu công cụ chẩn đoán này có giúp tăng thêm tuổi thọ của bệnh nhân ung thư? 

Bác sỹ Ang: Tuổi thọ của bệnh nhân ở giai đoạn muộn chủ yếu phụ thuộc vào có bao nhiêu phác đồ điều trị có thể tiêu diệt được tế bào ung thư, bảo tồn chất lượng cuộc sống và kiểm soát sự phát triển của bệnh. Và còn phụ thuộc vào thể trạng và khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân.

Mỗi lần truyền thuốc, dù thuốc có tác dụng hay không, bệnh nhân cũng phải chịu các tác dụng phụ đi kèm.

Công cụ chẩn đoán này giúp chúng ta lựa chọn phác đồ điều trị có khả năng khối u đáp ứng nhiều nhất. Do đó, nó làm giảm thiểu nguy cơ bệnh nhân phải chịu các tác dụng phụ từ những phác đồ mà không có hiệu quả. Các số liệu ban đầu cho thấy loại thuốc có tác dụng trên mẫu chuột có hơn 80% cơ hội có hiệu quả trên bệnh nhân.

Người nhà chăm sóc bệnh nhân ung thư thường ít được nhắc đến. Trung tâm có những hỗ trợ tinh thần gì cho những người này?

Bác sỹ Ang: Trung tâm ung thư Parkway mở ra dịch vụ phi lợi nhuận CanHope. Trung tâm này bao gồm các y tá, các tư vấn viên, các nhà tâm lí học, các bác sỹ dinh dưỡng, điều dưỡng viên và các tình nguyện viên. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp những hỗ trợ về tâm lí, tinh thần và hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân ung thư và người nhà của họ. CanHope có các trung tâm nhánh ở nhiều nước khác trong khu vực. Bởi 60% số lượng bệnh nhân của chúng tôi tới từ các nước trong khu vực, các văn phòng CanHope này được coi như những trung tâm liên lạc và thông tin cho bệnh nhân khi họ cần hỗ trợ sau khi điều trị.

Ông vẫn tiếp tục hăng say với công việc nghiên cứu và điều trị. Điều gì thúc đẩy ông vậy?

Bác sỹ Ang:
Bệnh nhân là lí do chính giải thích vì sao ngày nào tôi cũng tới viện từ trước 7 giờ sáng. Tôi thực sự yêu thích công việc của mình.

Trận chiến với ung thư có thể quá sức và nhiều khi bệnh nhân muốn từ bỏ. Ông có điều gì nhắn nhủ cho bệnh nhân?

Bác sỹ Ang: Nơi nào có sự sống, nơi đó có hi vọng. Ung thư không phải là án tử hình.

Mời bạn đọc tham gia buổi Giao lưu trực tuyến với chuyên gia đầu ngành về ung thư với chủ đề “Ung thư – Hy vọng và phục hồi” trên báo điện tử Tiền Phong (tienphong.vn) từ 14h00 tới 16h00 ngày 27 tháng 3 năm 2015

Khách mời của chương trình:

- Bác sỹ Ang Peng Tiam, Giám đốc y khoa Trung tâm Ung thư Parkway - Singapore, chuyên gia tư vấn và điều trị ung thư cấp cao.

- GS, bác sĩ Đặng Văn Dương - Trường Đại học Y Sydney và Đại học Y Hà Nội

Để tham gia trò chuyện cùng chuyên gia, bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi về địa chỉ e-mail: online@baotienphong.com.vn. Tiêu đề ghi rõ 'Câu hỏi giao lưu về ung thư'

Buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu

DANH SÁCH KHÁCH MỜI

Mời bạn đọc tham gia buổi Giao lưu trực tuyến với chuyên gia đầu ngành về ung thư với chủ đề “Ung thư – Hy vọng và phục hồi” trên báo điện tử Tiền Phong (tienphong.vn) từ 14h00 tới 16h00 ngày 27 tháng 3 năm 2015

Khách mời của chương trình:

Bác sỹ Ang Peng Tiam - Giám đốc y khoa Trung tâm Ung thư Parkway - Singapore, chuyên gia tư vấn và điều trị ung thư cấp cao. 

GS. BS Đặng Văn Dương - Đại học Y Sydney và Đại học Y Hà Nội.

Để tham gia trò chuyện cùng chuyên gia, bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi tại đây.

Bác sỹ Ang sáng lập ra Trung tâm Ung thư Parkway (PCC) vào năm 2006. Mục đích của trung tâm thật giản đơn: đem đến sự quan tâm và điều trị chuyên biệt, tích hợp và toàn diện trong cùng một trung tâm. Với mục đích đó, bác sỹ Ang thành lập một đội ngũ bao gồm các nhà giải phẫu bệnh học, bác sỹ xạ trị ung thư, bác sỹ hóa trị ung thư, y tá và tư vấn viên, ông cũng kiếm tìm các cơ hội để đem về Singapore những thành tựu mới nhất trong điều trị ung thư. Một trong số đó là chương trình ‘Champions Tumorgraft®’.

Phát kiến thành lập trung tâm CanHOPE của ông đã có mặt tại 20 thành phố lớn trên thế giới, như ở Colombo, Dhaka, Mandaly, Manila, Hà Nội và Sài Gòn. CanHOPE cung cấp các hỗ trợ cho bệnh nhân và người nhà cả về tâm lí lẫn tinh thần.

Trung tâm ung thư Parkway (PCC) cung cấp dịch vụ điều trị chuyên sâu và chăm sóc chuyên biệt. Là giám đốc của PCC, ông làm thế nào để giữ được chất lượng dịch vụ tốt nhất?

Bác sỹ Ang: Để đạt được tiêu chuẩn cao nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân, một trong số những yếu tố quan trọng nhất là chọn lọc bác sỹ tham gia vào đội ngũ của bạn. Đội ngũ bác sỹ của chúng tôi được nhóm lại từ các bác sỹ nguyên là trưởng khoa của các khoa ung bướu và các bác sỹ cấp cao từ các viện công và các viện đầu ngành trên thế giới. Đây là những cá nhân đã có uy tín dẫn đầu trong các ngành ung thư chuyên sâu mà họ theo đuổi. Bên cạnh việc sở hữu trí tuệ, họ còn tạo nên thể thống nhất, đem đến sự quan tâm chăm sóc chân tình và nhiệt huyết tới bệnh nhân.

Chúng tôi cũng thành lập hội đồng Tumor Board để họp bàn thường xuyên bao gồm các bác sỹ phẫu thuật, các bác sỹ nội khoa, các bác sỹ xạ trị, các bác sỹ giải phẫu bệnh học, v.v… cùng nhau hội chẩn những ca bệnh khó. Chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra định kỳ kết quả điều trị của bệnh nhân.

Theo bác sỹ, đâu là tương lai của điều trị ung thư?


Bác sỹ Ang: Tương lai của điều trị nằm ở việc hiểu rõ hơn về gen phân tử của tế bào ung thư. Chúng ta ngày càng có nhiều thuốc điều trị đích cho nhiều loại ung thư. Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển vì chúng ta ngày càng phát hiện ra nhiều tác nhân giúp ta khóa được mã gen gây ung thư. 

Champions Tumorgraft® là gì?

Bác sỹ Ang: Champions Tumorgraft® là một công cụ chẩn đoán. Đây là một thủ thuật mang tính phát kiến: cấy ghép và phát triển khối u sống của bệnh nhân trên cơ thể chuột có miễn dịch yếu. Những bệnh phẩm sống này sau đó được thử nghiệm thuốc để quyết định xem loại thuốc nào có hiệu quả tốt nhất trong trường hợp khối u tái phát hoặc tiến triển. Khối u này có thể được lưu trữ và bảo quản trong ngân hàng để sau này có thể kiểm tra sâu hơn. 

Liệu công cụ chẩn đoán này có giúp tăng thêm tuổi thọ của bệnh nhân ung thư?

Bác sỹ Ang: Tuổi thọ của bệnh nhân ở giai đoạn muộn chủ yếu phụ thuộc vào có bao nhiêu phác đồ điều trị có thể tiêu diệt được tế bào ung thư, bảo tồn chất lượng cuộc sống và kiểm soát sự phát triển của bệnh. Và còn phụ thuộc vào thể trạng và khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân.

Mỗi lần truyền thuốc, dù thuốc có tác dụng hay không, bệnh nhân cũng phải chịu các tác dụng phụ đi kèm.


Công cụ chẩn đoán này giúp chúng ta lựa chọn phác đồ điều trị có khả năng khối u đáp ứng nhiều nhất. Do đó, nó làm giảm thiểu nguy cơ bệnh nhân phải chịu các tác dụng phụ từ những phác đồ mà không có hiệu quả. Các số liệu ban đầu cho thấy loại thuốc có tác dụng trên mẫu chuột có hơn 80% cơ hội có hiệu quả trên bệnh nhân.

Người nhà chăm sóc bệnh nhân ung thư thường ít được nhắc đến. Trung tâm có những hỗ trợ tinh thần gì cho những người này?

Bác sỹ Ang: Trung tâm ung thư Parkway mở ra dịch vụ phi lợi nhuận CanHope. Trung tâm này bao gồm các y tá, các tư vấn viên, các nhà tâm lí học, các bác sỹ dinh dưỡng, điều dưỡng viên và các tình nguyện viên. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp những hỗ trợ về tâm lí, tinh thần và hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân ung thư và người nhà của họ. CanHope có các trung tâm nhánh ở nhiều nước khác trong khu vực. Bởi 60% số lượng bệnh nhân của chúng tôi tới từ các nước trong khu vực, các văn phòng CanHope này được coi như những trung tâm liên lạc và thông tin cho bệnh nhân khi họ cần hỗ trợ sau khi điều trị.

Ông vẫn tiếp tục hăng say với công việc nghiên cứu và điều trị. Điều gì thúc đẩy ông vậy?

Bác sỹ Ang:
 Bệnh nhân là lí do chính giải thích vì sao ngày nào tôi cũng tới viện từ trước 7 giờ sáng. Tôi thực sự yêu thích công việc của mình.

Trận chiến với ung thư có thể quá sức và nhiều khi bệnh nhân muốn từ bỏ. Ông có điều gì nhắn nhủ cho bệnh nhân? 

Bác sỹ Ang: Nơi nào có sự sống, nơi đó có hi vọng. Ung thư không phải là án tử hình.

Các vị khách mời tại buổi Giao lưu trực tuyến tại Báo điện tử Tiền Phong (tienphong.vn)
  • 1. Thời gian: Thứ sáu, ngày 27/03/2015 - 00:30
  • 2. Địa điểm: Trụ sở Báo Tiền Phong

Bạn (nguyenthao455@yahoo.com) hỏi:

Mẹ tôi được chẩn đoán ung thư dạ dày, giai đoạn T1N0M0 và đã phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày vào tháng 07, 2013. Lấy 04 hạch đều âm tính với tế bào ung thư. Kết quả giải phẫu bệnh tế bào ung thư phát triển từ màng bụng và kết luận là ung thư biểu mô tế bào tuyến biệt hóa vừa. Sau khi mổ, bác sỹ không cho điều trị gì nữa. Xin hỏi bác sỹ, với tình trạng bệnh của mẹ tôi như vậy có cần điều trị gì thêm nữa không? Nếu có thì điều trị theo phương pháp nào và chi phí nếu chữa ở bên Singapore? Cảm ơn bác sỹ. 

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Rất khó để bàn luận chính xác cần phải làm gì cho mẹ của bạn, tuy nhiên có thể nói ung thư dạ dày là bệnh nghiêm trọng, mẹ của bạn nên được kiểm tra đầy đủ để quyết định phương pháp điều trị tiếp theo. 

Do thời lượng chương trình có hạn nên mọi thắc mắc, câu hỏi quan tâm của độc giả xin gửi về:

Văn phòng đại diện Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội, tầng 5, số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng.

ĐT: 37472729/30

Hotline: 0988155855

Email: info@parkway.com.vn

hanoi@canhope.org

Bạn ?(h_cun201@yahoo.com) hỏi:

Tôi phát hiện bị ung thư buồng trứng năm 2012 và đã phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung, buồng trứng. Sau đó tôi được điều trị hóa chất Cisplatin, Anzatax từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013. Lúc đó CA125 giảm xuống còn 8u/ml. Tháng 1 năm 2014, CA125 bắt đầu tăng. Tháng 5 năm 2014 CA125 là 1059u/ml. Ngày 20/05/2014 tôi tiếp tục hóa trị 3 đợt thuốc Gemza nhưng CA125 tăng lên 1296u/ml. Sau đó tôi đổi sang truyền 6 đợt thuốc Carboplatin + Anzatax và CA125 giảm xuống 10u/ml. Tháng 1 năm 2015, CA125 lại tăng lên 284u/ml. Tôi truyền 2 đợt lipodox, CA125 tăng lên 566u/ml. Đổi sang 3 đợt Oxaliplatin và Endoxan thì CA125 tăng lên 766u/ml. Đổi sang truyền 1 vòng Carboplatin và Anzatax thì CA125 tăng lên 1222u/ml. Bác sỹ Việt nam nói với tôi hóa chất không còn tác dụng với tôi và cho tôi về. Nhưng tôi vẫn muốn điều trị tiếp, nếu tôi sang Singapore thì tôi có thể điều trị được tiếp không?(

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Mặc dù bạn đã được điều trị nhiều phác đồ cho bệnh ung thư buồng trứng, tuy nhiên ở Singapore vẫn còn lựa chọn điều trị khác. Tôi rất vui lòng gặp và tư vấn cho bạn ở Singapore nếu bạn quyết định sang điều trị. 

Bạn (phuonghanh79@yahoo.com) hỏi:

Xin hỏi bác sỹ ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào không nhỏ khác nhau như thế nào? Xin cảm ơn bác sỹ. 

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào không nhỏ là hai loại  tế bào ung thư khác nhau và điều trị cũng khác nhau. 

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ được điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Ung thư biểu mô tế bào không nhỏ nếu khối u còn nhỏ thì nên cân nhắc phẫu thuật. 

Tuy nhiên hóa trị và xạ trị cũng rất cần thiết nếu ung thư biểu mô tế bào không nhỏ đã có di căn. 

Bạn (khanhchiphuong1@yahoo.com.vn) hỏi:

Tôi vừa được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, giai đoạn IIB. Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tế bào vảy. Tôi được bác sỹ chỉ định điều trị hóa chất nhưng tôi chưa điều trị. Xin hỏi bác sỹ ung thư cổ tử cung giai đoạn 2B có thể chữa khỏi được không? Có phương pháp nào khác ngoài điều trị hóa chất hay không? 

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB có thể chữa khỏi được, Trong tình trạng của bạn tôi sẽ cho điều trị hóa trị kết hợp với xạ trị. Phẫu thuật ít khi được chỉ định cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này. 

Bạn (haihoang_meocon@gmail.com) hỏi:

Bố tôi được chẩn đoán ung thư phổi tế bào biểu mô tuyến, giai đoạn IV. Chụp cộng hưởng từ não và chụp CT scan đều có di căn xa. Bác sỹ Việt nam chỉ định điều trị hóa chất để kéo dài nhưng  tôi nghe nói bên Singapore có phương pháp mới là cấy tế bào ung thư vào chuột. Tôi không hiểu lắm về phương pháp này. Xin bác sỹ nói rõ hơn? Tiêu chuẩn và chi phí để được điều trị theo phương pháp này? Cám ơn bác sỹ 

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Như đã nói, hiện nay có rất nhiều tiến bộ trong điều trị ưng thư phổi, bao gồm hóa trị, hóa trị đích, xạ trị. Nhiều bệnh nhân ung thư phổi có thể kéo dài tuổi thọ nhiều năm.

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Trong quá trình Cấy ghép tế bào ung thư lên chuột, chúng tôi lấy các tế bào ung thư từ người bệnh và cố gắng nuôi cấy trên chuột. Khi tế bào ung thư đã được ghép thành công trên chuột, hóa trị sẽ được tiến hành trên con chuột đó để xác định hiệu quả của từng phác đồ hóa trị. Quan trọng nhất là phải lấy được khối u còn mới trước khi cấy ghép lên chuột. 

Bạn (phuonguyen7981@yahoo.com) hỏi:

Tôi sờ thấy một cục u bên vú phải và được chỉ định làm siêu âm, chụp nhũ ảnh, làm xét nghiệm máu và chọc sinh thiết. Kết quả chọc sinh thiết là ung thư biểu mô tuyến vú. Trên siêu âm, kích thước khối u khoảng 3cm và có nhiều hạch ở cả hai bên nách. Bác sỹ có chỉ định chụp PET CT. Kết quả chụp PET thì ung thư mới di căn tới hạch nách hai bên. Tôi được khuyên nên cắt bỏ tuyến vú và nạo vét hạch nách. Nhưng tôi không muốn cắt bỏ. Vậy xin hỏi bác sỹ tôi có thể phẫu thuật bảo tồn được không? Nếu phải cắt bỏ thì có thể phẫu thuật tái tạo ở bệnh viện Parkway được không? 

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Bạn đã được khẳng định chẩn đoán là mắc ung thư vú và có xâm lấn hạch nách.

Trong trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú và nạo vét hạch nách có thể không phải là tối ưu.

 Bệnh nhân có thể cân nhắc điều trị bằng hóa trị để giảm thiểu kích thước khối u và kiểm soát bệnh. Nếu bạn cân nhắc phẫu thuật thì có thể phẫu thuật bảo tồn và làm tái tạo tại bất kỳ bệnh viện nào của Parkway. 

Bạn (nguyenhang1979@yahoo.com) hỏi:

Tôi thấy trên mạng có giới thiệu về canhope Parkway Singapore nhưng tôi không hiểu canhope có chức năng và nhiệm vụ gì? 

Bác sỹ Ang Peng Tiam

CanHope là dịch vụ do Trung tâm ung thư Parkway thành lập ra. Mục đích chính của CanHope là hỗ trợ về tâm lý xã hội cho bệnh nhân cả ở Singapore và các nước trong khu vực.

Bạn (nguyenhoang2012@yahoo.com.vn) hỏi:

Năm nay tôi 60 tuổi, cách đây 1 tuần tôi được chẩn đoán ung thư thực quản T1N1Mo. Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tế bào vảy. Một số bác sỹ thì khuyên nên mổ, có bác sỹ thì khuyên nên xạ trước. Vậy theo bác sỹ, tôi nên mổ trước hay xạ trước. Xin cảm ơn bác sỹ.

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu như khối u chỉ ở tại chỗ. Chụp PET/CT scan rất quan trọng để đánh giá xem liệu khối u đã di căn hay chưa. Tôi thường điều trị cho các bệnh nhân ung thư có xâm lấn tại chỗ với hóa trị trước khi phẫu thuật hoặc hóa trị kết hợp với xạ trị. 

Bạn (hanhfood_hanoi@yahoo.com) hỏi:

Hiện nay có nhiều quan niệm sai lầm phổ biến trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư, như kiêng ăn, thậm chí kiêng tuyệt đối thịt, rau có màu đỏ để hạn chế ung thư phát triển… Điều này có đúng không? Ngoài ra, đang điều trị ung thư có nên tập thể dục? Với người bình thường, tập thể dục thường xuyên có làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư không? Xin cảm ơn 

GS. BS Đặng Văn Dương

Cảm ơn bạn vì đây là một câu hỏi rất hay. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh bị ung thư là một lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Đúng như bạn nói, có nhiều lầm tưởng về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư như bạn vừa nói. Người bệnh ung thư thật ra cần phải có sức đề kháng và thể trạng tốt để có thể dung nạp được những phác đồ điều trị như phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị. Do đó, cần phải được ăn uống đủ chất đặc biệt là những thực phẩm nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tập thể dục là một liệu pháp rất tốt đối với người bệnh bị ung thư, nó không chỉ giúp cho người bệnh nâng cao được thể trạng mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, đem đến niềm lạc quan cho người bệnh nói chung và bệnh ung thư nói riêng.

Bạn (hanhfood89@yahoo.com) hỏi:

Tháng 6/ 2014, tôi phát hiện u xơ tuyến vú trái. Khám lâm sàng nghi k vú và chỉ điểm khối u CA15.3 tăng: 10,1. Nhưng chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang và sinh thiết đều lành tính (KT 15x18mm). Bác sỹ Việt Nam nói tôi không cần điều trị gì mà chỉ theo dõi thôi. Tôi rất phân vân. xin bác sỹ cho lời khuyên? 

Bác sỹ Ang Peng Tiam
Bác sỹ Ang Peng Tiam

Khi đã làm chẩn đoán hình ảnh, bác sỹ chỉ có thể nghi ngờ và không biết đó có phải là khối u ác tính hay không. Chỉ sau khi sinh thiết khối u được thực hiện và khẳng định là lành tính thì không còn gì đáng lo lắng nữa. 

Bạn Lê Vũ Huy Bảo (bame2604@yahoo.com) hỏi:

Bố tôi bị bướu ác bể thận giai đoạn 1, đã cắt bỏ thận mang bướu, kết quả sinh thiết cho thấy khối u trong quả thận bị cắt bỏ đã hoại tử, nhũn nát. Vậy điều này có làm ảnh hưởng gì đến quả thận còn lại không?

Hiện nay sau mổ 1 năm, các kết quả xét nghiệm, xạ hình xương, chụp citi đều bình thường. Liệu bố tôi có phải xạ trị hay hóa trị gì để ngăn ung thư tái phát hay di căn không?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Ung thư thận giai đoạn 1 có tỷ lệ chữa khỏi trên 90% và nguy cơ tái phát là rất thấp.

Việc cắt bỏ quả thận mang khối u sẽ không ảnh hưởng gì đến quả thận còn lại, điều quan trọng là chức năng của quả thận còn lại phải tốt. Sau khi đã cắt bỏ quả thận mang khối u, sẽ không cần phải điều trị thêm bằng hóa chất hay xạ trị.

Bạn Duy Anh (hanhphuc78@gmail.com.vn) hỏi:

Tôi bị ung thư vú giai đoạn 2, đã cắt bỏ phần vú bên trái mang khối u. Sau khi mổ tôi được điều trị hóa chất và xạ trị 3 tháng. Kết quả khám lại sau gần 1 năm điều trị là hoàn toàn bình thường nhưng BS lại khuyên tôi nên cắt bỏ cả tử cung và buồng trứng. Xin hỏi BS tại sao lại phải cắt bỏ hết như vậy trong khi tôi chỉ bị ung thư vú thôi?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Không cần phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung vì hiện nay có các thuốc hóc môn điều trị ung thư vú có hiệu quả ngang phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng. 

Người ta chỉ cắt bỏ tử cung và buồng trứng nếu có gen BRCA1 giống như ca sĩ Angelina Jolie. Những người mang gen này có tỉ lệ bị ung thứ vú và ung thư buồng trứng cao hơn. Cách điều trị tốt nhất với những người này là cắt bỏ buồng trứng và tuyến vú.

Bạn An Thanh (thanhdat65@gmail.com) hỏi:

Polyp mật có thể phát triển thành ung thư tuyến mật không, thưa BS? Kích thước 4mm đã phải mổ chưa và nếu mổ thì mổ mở hay mổ nội soi là tốt nhất và giải quyết được bệnh triệt để nhất?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Polyp mật rất khó phát triển thành ung thư tuyến mật. Nếu có, tỷ lệ là vô cùng thấp. Chính bản thân tôi cũng đang bị polyp túi mật, nó đã ở đó vài năm rồi và không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. 

Polyp thường là lành tính và nên "chung sống hòa bình", nếu polyp phát triển xâm lấn thành túi mật, hoặc kết quả cho thấy đó là ác tính thì cần đến bệnh viện chuyên khoa khám để có hướng điều trị phù hợp.

Bạn Mỹ Huyền (huyenxinh@gmail.com) hỏi:

Cháu tôi 10 tuổi, tự nhiên phát hiện một bên bắp đùi phải to hơn bắp đùi trái. Đi khám được BS chỉ định chụp citi rồi sau đó cho chụp cộng hưởng từ, kết quả là cháu tôi bị ung thư cơ vân. Giờ cháu tôi đã được phẫu thuật, cắt bỏ khối u nặng gần 1kg, nhưng sau khi phẫu thuật gần 1 năm, chỗ bắp đùi lại tiếp tục phình to hơn lần trước. BS phẫu thuật nói nếu lần này mổ nữa sẽ phải cắt luôn một bên chân. Xin hỏi BS có cách nào điều trị tốt hơn không để giữ lại được chân cho cháu tôi?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Điều quan trọng nhất trong việc điều trị ung thư là cần biết loại tế bào ung thư. Một số loại tế bào ung thư không đáp ứng với hóa trị mà cần phải phẫu thuật, nhưng một số loại không nên phẫu thuật mà cần hóa trị. Do đó, bệnh nhân cần phải có kết quả phân tích tế bào bệnh để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Bạn Đỗ Nhân (nhando@gmail.com) hỏi:

Tôi nghe nói ung thư vòm họng giờ đã chữa được rồi, nhưng anh trai tôi phát hiện ung thư vòm họng được hơn 2 tháng (dù đã điều trị hóa chất và tia xạ ngay lập tức), nhưng vẫn tử vong. Xin hỏi BS những dấu hiệu để nhận biết ung thư vòm họng? 

Bác sỹ Ang Peng Tiam
Bác sỹ Ang Peng Tiam

Các dấu hiệu của ung thư vòm họng là: chảy máu mũi, ngạt mũi, nghe thấy âm thanh trong tai, đột nhiên điếc. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư vòm họng khá cao, lên đến 80% nếu phát hiện và điều trị/hóa trị sớm.

Bạn (xuantruong_bacninh@gmail.com) hỏi:

  Năm nay tôi 40 tuổi, thời gian gần đây tôi thường xuyên bị táo bón, đi ngoài không hết. Tôi đã nội soi đại tràng cách đây 1 năm, kết quả bình thường. Tôi muốn hỏi bác sỹ xem tôi có nguy cơ mắc ung thư đại tràng hay không? Tôi phải làm gì để cải thiện tình trạng hiện tại. 

GS. BS Đặng Văn Dương

Bệnh ung thư đại tràng hiện nay có xu hướng tăng kể cả ở Việt Nam do có sự thay đổi trong lối sống và sinh hoạt, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Ví dụ như người ta ăn quá nhiều thịt mà không ăn đủ chất xơ như rau củ quả, vì vậy các bác sĩ có lời khuyên là những người ngoài 40 tuổi, đặc biệt nếu trong gia đình có người bị ung thư đại tràng thì cần phải khám sức khỏe định kỳ trong đó có xét nghiệm phân để phát hiện những trường hợp khối u gây chảy máu ở mức độ mắt thường có thể không nhận biết được. Nội soi đại trực tràng là một phương pháp thăm dò tốt vì nó cho phép phát hiện được những tổn thương tiền ung thư như pôlyp đại tràng và người ta có thể phối hợp cắt bỏ pôlyp để xét nghiệm xem có dấu hiệu tiền ung thư hay ác tính hay không. Trong trường hợp của bạn, nếu cách đây một năm đã được soi đại tràng và kết quả là âm tính, thì bạn không nên quá lo lắng. Bạn có thể làm lại xét nghiệm soi đại tràng sau 5 năm. Trước mắt, để phòng bệnh bạn nên điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng thêm các thuốc nhuận tràng (nếu cần) để chống táo bón vì táo bón cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng. Bạn có thể xét nghiệm phân tìm hồng cầu như tôi đã nói ở trên. Gần đây, y học đã tìm ra một số chất chỉ điểm trong máu để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa như CEA... Bạn có thể đến những trung tâm y tế đáng tin cậy để được tư vấn thêm.

Bạn Hải Đoàn Duy (doanduyhai@yahoo.com) hỏi:

Mẹ tôi có một nốt ruồi ở ngay mu bàn tay phải, nốt ruồi có ở đó mấy chục năm nay, màu đen xám, to cỡ hạt đỗ xanh. Khoảng 3 tháng trở lại đây, nốt ruồi chuyển màu đen sẫm hơn, to lên bằng hạt lạc, bong vảy khô theo từng đợt. Tôi nghe nói nốt ruồi thay đổi như thế là nguy cơ bị ung thư rất lớn phải không, thưa BS?

Điều trị tiêu chuẩn khi có thay đổi của nốt ruồi là cân nhắc cắt bỏ nốt ruồi đó. Nguy cơ của nốt ruồi chuyển thành ung thư là rất thấp, nhưng khi có thay đổi thì nên cân nhắc cắt bỏ hơn là chấp nhận rủi ro.

Bạn nguyen Định, tuandinhhatinh@gmail.com hỏi:

Sau khi điều trị bao nhiêu năm không tái phát thì được coi là khỏi bệnh

GS. BS Đặng Văn Dương

Theo quy định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), một người bệnh bị mắc bệnh ung thư nếu thời gian sống thêm sau khi được điều trị từ 5 năm trở lên thì coi như đã được điều trị khỏi.

Bạn Hiếu Thanh (duongle1511@gmail.com) hỏi:

Suy tủy có phải là ung thư tủy không? Tại sao lại bị ung thư tủy?

GS. BS Đặng Văn Dương

Suy tủy không phải là ung thư tủy. Thật ra câu hỏi của bạn hơi chung chung vì trong tủy xương của cơ thể có rất nhiều các thành phần khác nhau và tất cả các thành phần hay các dòng tế bào trong tủy xương đều có thể bị rối loạn sinh sản và gây ra các trường hợp bệnh lý khác nhau.

Bạn tantamonta93@gmail.com hỏi:

Năm nay tôi 35 tuổi. Nghe nói có vacxin ngừa ung thư cổ tử cung. Tôi đã có gia đình và 2 con. Nếu tôi tiêm vacxin thì có hiệu quả không? Xin cảm ơn bác sỹ. 

Bác sỹ Ang Peng Tiam
Bác sỹ Ang Peng Tiam

Đúng là có một số vacxin ngừa được ung thư cổ tử cung tới 80%. Ung thư cổ tử cung có liên quan tới vi rút HPV (vi rút gây u nhú ở người). Tiêm ngừa vắc xin cho những thiếu nữ trước khi có quan hệ tình dục thì có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung. 

Bạn manhminhkhai2@yahoo.com hỏi:

Tôi bị ung thư vòm họng đã được tia xạ tại bệnh viên K 38 mũi, đến nay đã được xuất viện 3 tháng. Ở nhà vẫn uống LENTIN PLUS 1000. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi có thuốc gì để miệng tôi bớt khô vì ăn bây giờ phải có nước thì mới ăn bình thường, nếu ăn khô quả rất khó ăn. Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Triệu chứng khô miệng là do tác dụng phụ của xạ trị. Không có thuốc nào có thể giải quyết được vấn đề này nhưng bạn nên uống càng nhiều nước càng tốt.

Bạn thuan36@yahoo.com hỏi:

Tôi bị nang naboth thì có ảnh hưởng gì?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Nang noboth không có gì ảnh hưởng cả và cũng không cần phải điều trị.

Bạn nhannghean1988@gmail.com hỏi:

Ung thư ở phụ nữ nói riêng và ung thư ở tất cả mọi người nói chung như ung thư gan thì việc ăn uống cần phải kiêng như thế nào? Ví dụ kiêng mực, tôm, cua có đúng không?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể ăn hải sản. Những món ăn này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị bệnh và cũng không làm cho bệnh bị nặng hơn.

Bạn (thaoan999@gmail.com) hỏi:

 Bệnh nhân ung thư có nên dùng các loại thực phẩm chức năng như đông trùng hạ thảo, bọ cạp xanh, sừng tê giác, linh chi…?(

GS. BS Đặng Văn Dương
GS. BS Đặng Văn Dương

Các bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị luôn cần được nâng cao thể trạng, đặc biệt là cải thiện và nâng cao khả năng của hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự phát triển và lan tràn của các tế bào ung thư trong cơ thể cũng như giúp cho cơ thể vượt qua được những tác dụng phụ do các phương pháp điều trị ung thư có thể gây ra cho người bệnh. Với quan điểm đó, người ta có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng đã được khoa học chứng minh có tác dụng nâng cao khả năng của hệ thống miễn dịch như đông trùng hạ thảo hay nấm linh chi... nhưng chúng tôi khuyên các bạn cần thận trọng khi sử dụng và không nên sử dụng những loại thực phẩm như sừng tê giác, mật gấu... vì chưa hề có bằng chứng khoa học về khả năng chống ung thư, trong khi đó lại dẫn tới việc hủy hoại môi trường, đi ngược lại với xu thế của nhân loại.

Bạn (damsynguyen2012@gmail.com) hỏi:

Tôi thấy hạch nổi lên mạng sườn bên phải năm 2011. Hạch ngày càng to lên. Tôi đi kiểm tra và được chẩn đoán u lympho non Hodgkin, tế bào B, WF-7. Sau đó tôi đã phẫu thuật. Sau đó được hóa trị kết hợp với xạ trị. Nhưng đến tháng 1 năm 2012 tôi lại thấy 1 hạch khác nổi ở phần sau bắp chân. Tôi đã điều trị theo phác đồ RCHOP 6 đợt. Trong thời gian đó tôi lại thấy 1 hạch khác nổi ở bẹn phải. Chụp cộng hưởng từ thấy hạch mới ở tiểu khung và thận phải. Tôi muốn hỏi bác sỹ tôi đã được điều trị đúng chưa và có thuốc nào khác ở Singapore để điều trị bệnh của tôi tốt hơn không? Xin cảm ơn bác sỹ .

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Bạn lethitam2004@yahoo.com hỏi:

Tôi bị bệnh K giáp và đã phẫu thuật nhưng tôi muốn biết đã khỏi hẳn chưa hay còn và phải làm gì để chữa khỏi. Có người nói rằng uống thuốc nam sẽ khỏi, vậy tôi hiện đang uống thuốc tây có thể uông thuốc nam phối hợp được không. Có ảnh hưởng gì không, xin cho tôi ý kiến. Xin cảm ơn.

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Điều trị tiêu chuẩn cho ung thư tuyến giáp là cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, sau đó, xạ trị i ốt. Tiên lượng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp là rất tốt, quan trọng là bệnh nhân phải tiếp tục uống thuốc thyroxin để ức chế các tế bào ung thư tuyến giáp còn sót lại. 

Thuốc nam không có hiệu quả trong điều trị căn bệnh này.

Bạn huongnguyen1311@yahoo.com hỏi:

Tôi bị ung thư phổi giai đoan 3b, tràng dịch màng phổi.Hiện nay đã sử dụng biện pháp cắt tia ga ma và đà giảm dịch rất nhiều, bác sĩ yêu cầu hoá trị 6 đợt.Liêu có thể kéo dài tuổi thọ được bao lâu.Theo b/s có nên hoá trị không? Xin cho tôi lời khuyên vì hiên nay tôi rất hoang mang.

Bác sỹ Ang Peng Tiam
Bác sỹ Ang Peng Tiam - Giám đốc y khoa Trung tâm Ung thư Parkway - Singapore

Ung thư phổi là một trong những ung thư phổ biến nhất. Tin vui là có rất nhiều tiến bộ trong việc điều trị ung thư phổi hiện nay, đặc biệt đối với bệnh nhân có gen EGFR và gen ALK dương tính, có thể kéo dài tuổi thọ trong nhiều năm bằng thuốc uống.

Bạn kimthoannt50@yahoo.com hỏi:

Tôi bị khối u bên vú trái, đã cắt vú trái, truyền hóa chất và xạ trị được hơn 2 năm, hiện vẫn uống thuốc, nhưng do điều kiện gia đình khó khăn, tôi vẫn phải lao động ( sách vật nặng quá 5 kg) nên cánh tay trái thường xưng lên. Như vậy có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tuổi thọ không, tôi có thể kéo dài tuổi thọ thêm bao lâu nữa. Rất mong được tư vấn!

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Ung thư vú là bệnh có thể chữa khỏi được. Rất không may là phẫu thuât cắt bỏ ung thư vú yêu cầu nạo vét hạch nách và hóa trị ở vùng hạch nách. Bệnh nhân sau đó dễ bị phù tay. Khi bị phù tay thì phải cẩn thận để tránh nhiễm trùng. 

Bạn nhusen31@gmail.com hỏi:

Tôi bị ung thư buồng trứng, đã phẩu thuật cắt bỏ toàn bộ. bác sĩ điều trị cho biết bện của tôi đang ở giai đoạn 1d. Xin hỏi: - Ở giai đoạn đó có điều trị dứt diểm không ? - Có bị tái phts không ? nếu cóthì thời gian bao lâu ? Xin chân thành cảm ơn ! ( Hiện nay đã điều trị xong hoá trị tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh).

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Không có ung thư buồng trứng giai đoạn 1d. Ung thư buồng trứng có thể chữa khỏi được tùy thuộc vào giai đoạn khi chuẩn đoán. Tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90% và có thể là 33% với những người ở giai đoạn 3.

Bạn ngockhanh.cantho@yahoo.com hỏi:

Em đi khám thì bác sĩ nói em bị bướu nhú tuyến vú và bác sĩ đã làm tiểu phẩu lấy ra. Cho em hỏi bướu nhú là bướu lành hay ác? nó co mọc lại nữa không? có ảnh hưởng gì sau nay không? em rất lo nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn. Ngoc Khanh.

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Bướu nhú tuyến vú không phải là ung thư. Việc điều trị bướu nhú tuyến vú sẽ phẫu thuật cắt bỏ. Đây là khối u lành tính nên sẽ không có nguy cơ tái phát.

Bạn nguyenthiluong@mic.gov.vn hỏi:

Xin hỏi bác sĩ có trường hợp nào ung thư ở vòi trứng không? Triệu chứng của nó như thế nào và phương pháp điều trị ra sao?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Câu trả lời là có. Triệu chứng là đau bụng và chướng bụng.

Việc điều trị ung thư ở vòi trứng cũng giống như điều trị ung thư buồng trứng, bao gồm: phẫu thuật sau đó là hóa trị.

Bạn Hoàng Thu (hoangthu18@gmail.com) hỏi:

 Xin BS cho biết các biểu hiện của ung thư tuyến giáp? Khi phát hiện phải điều trị như thế nào? Nếu điều trị ngay thì sau này có khả năng sinh con không? Con có bị ảnh hưởng trí não không? chế độ ăn uống như thế nào?

GS. BS Đặng Văn Dương

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Ung thư tuyến giáp có thể có các triệu chứng khác nhau tùy theo giai đoạn phát hiện bệnh. Tuyến giáp do vị trí giải phẫu nằm ở trên sụn giáp ở cổ nên thường dễ phát hiện vì tuyến giáp thường to ra ngay cả khi mới phát hiện. Để có thể chẩn đoán xác định xem tuyến giáp có u thực sự hay không và có ác tính hay không, người bệnh cần phải được phối hợp giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm như siêu âm, chẩn đoán tế bào học bằng chọc hút kim nhỏ và sinh thiết nếu cần.

Trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp cần phải được phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy theo giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, hiện nay y học vẫn có thể điều trị nội tiết thay thế cho những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, nhờ đó các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật vẫn có thể duy trì được các chức năng sinh lý bình thường. 

Bạn hoangmai189@yahoo.uk hỏi:

Tôi bị bệnh K buồng trứng, đã điều trị 06 đợt hóa chất cách đây năm năm, hiện vẫn thường xuyên tái khám định kỳ, kết quả xét nghiệm CA 125 ổn định, sức khỏe tốt. Vậy tôi có nguy cơ cao bị tái phát bệnh lại không? Sinh con được 09 tháng, tôi phát hiện mình bị bệnh, vậy con trai tôi có nguy cơ bị di truyền từ mẹ không. Tôi sợ quá trình mang thai, người mẹ nuôi con qua đường máu có mang tế bào ung thư sẽ truyền sang con.

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Bạn đang làm rất tốt với 5 năm không bị tái phát. Có nghĩa là bạn có cơ hội cao đã khỏi bệnh ung thư.

Mặc dù bạn mang thai trong khi mắc bệnh ung thư nhưng bạn không có gì phải lo lắng lắm về nguy cơ di truyền từ mẹ sang con. Rủi ro mà con bạn mang gen di truyền ung thư là 0%.

Bạn (thompt38@gmail.com) hỏi:

Bệnh nhân bị ung thư, đã điều trị hóa chất cách đây 3 năm. Hiện sức khỏe bình thường, có tham gia hiến máu nhân đạo được không? Có nguy cơ truyền tế bào ung thư có trong máu sang người khác không.(

GS. BS Đặng Văn Dương
GS. BS Đặng Văn Dương - Đại học Y Sydney và Đại học Y Hà Nội
Cảm ơn bạn đã có nhiệt huyết và hảo tâm hiến máu cứu người ngay cả khi bạn đang được điều trị một căn bệnh hiểm nghèo. Thông thường, chỉ những người khỏe mạnh mới nên hiến máu vì họ đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt và việc hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng tới cả người hiến máu lẫn người nhận được truyền máu.

Bạn hanhfood_hanoi@yahoo.com hỏi:

Hiện nay có nhiều quan niệm sai lầm phổ biến trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư, như kiêng ăn, thậm chí kiêng tuyệt đối thịt, rau có màu đỏ để hạn chế ung thư phát triển… Điều này có đúng không? Ngoài ra, đang điều trị ung thư có nên tập thể dục? Với người bình thường, tập thể dục thường xuyên có làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư không? Xin cảm ơn!

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Việc kiêng tuyệt đối thịt và thịt có màu đỏ sẽ giúp hạn chế phát triển ung thư. Thực tế là bác sĩ đã từng găp nhiều người ăn chay trường mà vẫn mắc ung thư dạ dày và ung thư đại tràng. 

Thế nên, chúng tôi khuyên mọi người nên có chế độ ăn cân bằng và lành mạnh.

Bạn (bichhang1969@gmail.com) hỏi:

Năm nay tôi 61 tuổi. Cách đây 5 tháng, tôi thấy mệt và khó thở, đi khám không phát hiện bệnh gì. Tuần trước, tôi bị sốt và thấy đau ngực, đi kiểm tra, chụp cắt lớp thì phát hiện có khối u ở tụy. Bác sỹ chỉ định mổ lấy khối u. Nhưng tôi sợ phẫu thuật sẽ làm khối u lan nhanh hơn. Xin bác sỹ cho tôi lời khuyên. 

GS. BS Đặng Văn Dương

Khối u ở tụy có thể là u lành hoặc u ác tính. Tuy nhiên để có thể xác định chính xác khối u đó có ác tính hay không thì người bệnh cần phải được sinh thiết hoặc phẫu thuật để xét nghiệm. Trong trường hợp của bạn, nếu bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật thì nên nghe theo lời khuyên của thầy thuốc vì như vậy sẽ vừa loại bỏ được khối u vừa cho phép chẩn đoán xác định xem bản chất của khối u là gì, lành tính hay ác tính, nhờ đó người ta có thể tiên lượng và quyết định thái độ điều trị tiếp theo cho bạn.

Bạn xuantruong_bacninh@gmail.com hỏi:

Năm nay tôi 40 tuổi, thời gian gần đây tôi thường xuyên bị táo bón, đi ngoài không hết. Tôi đã nội soi đại tràng cách đây 1 năm, kết quả bình thường. Tôi muốn hỏi bác sỹ xem tôi có nguy cơ mắc ung thư đại tràng hay không? Tôi phải làm gì để cải thiện tình trạng hiện tại.

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Bác sỹ Ang Peng Tiam - Giám đốc y khoa Trung tâm Ung thư Parkway - Singapore, chuyên gia tư vấn và điều trị ung thư cấp cao. 

Đối với tất cả các bệnh nhân có thay đổi thói quen đi ngoài thì bác sĩ khuyên nên đi làm nội soi đại tràng để đánh giá tình trạng bệnh. Nếu kết quả nội soi đại tràng bình thường thì không phải lo lắng về bệnh ung thư đại tràng. 

Lời khuyên của bác sĩ là: Mọi người trên 50 tuổi nên đi nội soi đại tràng 5 năm/lần. 85% ung thư đại tràng xuất phát từ các polyps đại tràng. Thông thường mất khoảng 7 đến 10 năm thì các polyps này biến thành ung thư. Nội soi đại tràng thường kỳ sẽ phát hiện và cắt bỏ polyps, giúp loại trừ ung thư đại tràng.

Bạn minhthu.vn@gmail.com hỏi:

Bệnh ung thư có nên uống các loại multivitamin không? Vitamin nào thừa thì bất lợi cho bệnh nhân ung thư?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Uống vitamin không hẳn có lợi và cũng không hẳn có hại. Đôi khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn khi uống vitamin và bác sĩ không phản đối uống vitamin. 

Bạn (huongnguyen1311@gmail.com) hỏi:

Bố tôi được chẩn đoán ung thư phổi kém biệt hóa. Bác sỹ có thể giải thích kém biệt hóa là như nào? 

GS. BS Đặng Văn Dương

Ung thư phổi được các nhà bệnh học phân loại thành các type mô bệnh học dựa trên mức độ biệt hóa. Ung thư phổi thể kém biệt hóa là tình trạng các tế bào ung thư không còn giữ được hình thái của các tế bào trưởng thành và trở thành những tế bào rất non. Việc phân loại theo mức độ biệt hóa góp phần vào tiên lượng và quyết định thái độ điều trị cho người bệnh. Ung thư phổi kém biệt hóa là một thể bệnh có độ ác tính cao, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng những phương pháp điều trị như sử dụng hóa chất hoặc xạ trị để điều trị cho người bệnh.

Bạn nguyenhuyen288@yahoo.com hỏi:

Bệnh ung thư có di truyền không? Nếu có thì là bệnh ung thư nào? Có cách nào để phòng ngừa các bệnh này không? 

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Có một số bệnh ung thư có liên quan đến yếu tố gia đình, ảnh hưởng đến thành viên trong gia đình. Ví dụ, trong gia đình các thành viên có rất nhiều polyps và theo thời gian, nếu polyps này sẽ biến thành ung thư ở đại tràng. Điều trị cho các bệnh nhân này yêu cầu phải cắt bỏ đoạn đại tràng hoặc trực tràng bị bệnh.

Hầu hết các bệnh ung thư không di truyền, những bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư có rủi ro cao hơn.

Bạn (tatthang61@gmail.com) hỏi:

Tôi năm nay 61 tuổi, gia đình tôi mấy năm nay đều có người mất về bệnh ung thu phổi. Hiện nay tôi đang bị bụi phổi. Xin hỏi, bụi phổi có khả năng gây ra bệnh Ung thư không? Nguyên nhân của Bệnh ung thu phổi là gì? Xin cảm ơn bác sỹ.

GS. BS Đặng Văn Dương

Một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi là bệnh bụi phổi, đặc biệt trong trường hợp người bệnh nhiễm những loại bụi phổi như nhiễm bụi amiăng, hoặc bụi đá là một tình trạng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ung thư phổi có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau và trong đó điển hình là những người nghiện thuốc lá, và sống trong môi trường bị ô nhiễm. 

Gần đây, người ta nói tới những yếu tố liên quan tới gen gây ung thư đặc biệt là những đột biến gen ở những người không hút thuốc lá, đó chính là lý do giải thích tại sao bệnh ung thư phổi có yếu tố gia đình và vẫn có thể xảy ra ở những người không hút thuốc lá, đặc biệt là ở phụ nữ châu Á, trong đó có Việt Nam.

Bạn Diễn Trung(dongan75@gmail.com) hỏi:

Nhiều người VN bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Xin BS cho biết nếu phát hiện ung thư phổi giai đoạn 2 muốn sang Singpapore điều trị thì mất bao tiền một đợt, Thời gian điều trị bao lâu và bao nhiêu đợt?

Bác sỹ Ang Peng Tiam

Trong quá trình cấy ghép tế bào ung thư lên chuột, chúng tôi lấy các tế bào ung thư từ người bệnh và cố gắng nuôi cấy trên chuột. Khi tế bào ung thư đã được ghép thành công trên chuột, hóa trị sẽ được tiến hành trên con chuột đó để xác định hiệu quả của từng phác đồ hóa trị. Quan trọng nhất là phải lấy được khối u còn mới trước khi cấy ghép lên chuột.