>> Nhật Bản đang trong 'tình trạng báo động cực điểm'
>> Có plutoni trong đất tại nhà máy Fukushima số 1
>> Nỗi sợ hãi của 'cảm tử quân' Fukushima 50
>> Phóng xạ gần Fukushima gấp 1.600 lần bình thường
Bộ NN&PTNT đề xuất dùng thiết bị kiểm tra nhanh để kiểm tra tại các cảng nhập. Trường hợp phát hiện có nhiễm xạ, hoặc có nghi ngờ, thực hiện lấy mẫu gửi đến phòng kiểm nghiệm chỉ định kiểm tra một số chất phóng xạ như Iodine -131, Cesium -137...
Ngày 29-3, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ KH&CN hỗ trợ, cử cán bộ tới các cửa khẩu kèm theo thiết bị chuyên dụng để kiểm tra, phát hiện sớm thực phẩm nhiễm xạ hoặc nghi ngờ nhiễm xạ. Trước mắt, việc này sẽ được kiểm khai tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn.
Bộ cũng đề nghị tổ chức ngay khóa đào tạo cho cán bộ ngành nông nghiệp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng kiểm nghiệm.
Theo ông Phùng Hữu Hào, Cục phó Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), việc sử dụng thiết bị chuyên dụng kiểm tra nhanh, cũng như thiết bị phân tích phóng xạ chỉ được thực hiện sau khi khảo sát lượng hàng nhập về qua các cảng, sân bay nói trên.
Theo Bộ NN&PTNT, từ tháng 9-2010 tới nay, Việt Nam nhập khẩu gần 10.800 tấn thủy sản (cá hồi, cá ngừ, mực, tôm) cùng hàng trăm tấn rau, củ, quả, sữa và các sản phẩm từ sữa. Riêng các lô hàng thủy sản kể từ sau ngày 11-3 gần 400 tấn được giữ lại tại cảng để kiểm tra dư lượng phóng xạ, chưa cho thông quan.
Theo Nafiqad (Bộ NN&PTNT), nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Úc, Canada, Đức, Pháp... đã áp dụng các biện pháp khắt khe đối với thực phẩm, nông sản nhập khẩu từ Nhật Bản. Đối với Mỹ, tất cả lô hàng sữa, sản phẩm sữa, rau và trái cây có xuất xứ từ Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Gunma bị giữ lại để kiểm tra chất phóng xạ. Riêng rau spinach, kakina từ 4 tỉnh trên và sữa từ Fukushima bị từ chối nhập khẩu.