Cảnh giác

TP - Gớm! Văn hóa đọc của cậu dạo này cũng cao đấy nhỉ? Nhưng sao giữa thời bình lại chọn đọc “Viết dưới giá treo cổ” của Phu-xích vậy?

> Ổn cả mà
> Tuyệt diệt rồi còn đâu!

-Bởi nó vẫn nóng tính thời sự.

-Thời sự đâu chả biết, nghe qua tựa đề thấy hãi…

-Tựa đề thì dữ dội vậy nhưng thông điệp chuyển đến toàn nhân loại lại ấm áp, nhân văn, cảnh tỉnh, rằng: Hỡi nhân loại mà tôi yêu mến, hãy cảnh giác!

-Hãy cảnh giác?

-Đúng! Từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn đều cần phải cảnh giác. Buông lơi cảnh giác, hậu quả khôn lường…

-Ví dụ cụ thể xem nào?

-Thì đấy! Trước bao tin đồn, mì tôm có đỉa, sữa có ấu trùng, cua đồng ướp thuốc trừ sâu, ăn cá rô đầu vuông nguy cơ suy thận…Nếu không cảnh giác thì người tiêu dùng hoang mang, người sản xuất điêu đứng…

-Rất thời sự, còn ví dụ nào nữa không?

-Đó là chỉ mới nói chuyện tin đồn, còn chuyện quốc kế dân sinh, thì lại càng luôn đề cao cảnh giác trước bao chiêu trò quấy phá, xâm lấn trong ma trận lập lờ, thật giả…

-Nhưng cảnh giác và nhận chân ra bản chất của nó rồi thì phải làm sao?

-Cậu nghe ca từ bài hát này chưa: Dù rằng đời ta thích hoa hồng/ kẻ thù buộc ta ôm cây súng…

Theo Báo giấy