Hằng năm, trên đỉnh "núi thần Chư Tao Yang" tại Khu di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ) đều đặn tái hiện lễ Cầu mưa Yang Pơtao Apui.
Theo Tiến sĩ Bùi Minh Đạo - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Plei Ơi là nơi sinh sống của hầu hết các đời Vua Lửa. Đây cũng có thể là “cố đô” của tiểu quốc Hỏa Xá trong lịch sử. Trong thời gian tồn tại, các Pơtao Apui là thủ lĩnh tôn giáo nhưng ở thời điểm nào đó, mức độ nào đó, do uy tín về tâm linh, họ còn là thủ lĩnh quân sự của người Jrai.
Các tài liệu cho thấy, Pơtao Apui xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, tồn tại 5 thế kỷ với 14 đời. Ông Siu Luynh là người được chọn kế vị Vua Lửa thứ 14 nhưng chưa làm lễ tiếp nhận gươm nên chưa được gọi là Pơtao. Ông Siu Luynh qua đời năm 1999, trở thành Vua Lửa cuối cùng và kể từ đây, hiện tượng này chính thức tan rã. Việc thực hiện các nghi lễ cầu mưa hiện nay do các phụ tá Rah Lan Hieo (66 tuổi) và ông Siu Phơ (66 tuổi) đảm nhận.
Mặc dù chưa được truyền ngôi, song người dân nơi đây đã sớm coi 2 ông là thế thân của Vua Lửa.
Núi Yang Pơtao Apui không cao nhưng có hàng trăm cục đá lớn nhỏ được xếp, quy tụ lại
Núi thiêng này gần đồng lúa, hoa màu của người dân
Hòn đá "mẹ bế con" được chồng lên nhau một cách khó hiểu
|
Quanh ngọn núi Chư Tao Yang có vô số những tảng đá khổng lồ mang hình thù kỳ lạ |
Quanh ngọn núi Chư Tao Yang có vô số những tảng đá khổng lồ mang hình thù kỳ lạ
Quanh ngọn núi Chư Tao Yang có vô số những tảng đá khổng lồ mang hình thù kỳ lạ
Ông Rah Lan Hieo nhảy múa làm lễ cúng