> Nỗi lo thiếu thuốc, viện phí tăng
Theo PGS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, sau khi các doanh nghiệp thiết kế xong sẽ gửi lên Sở Công Thương để chọn và duyệt; nhưng chưa ấn định thời gian duyệt. Bà Lan cho biết, trước mắt sẽ chọn các nhà thuốc ở bệnh viện để tham gia bình ổn giá thuốc.
Ông Phạm Phước Đức, Giám đốc điều hành Cty Cổ phần Dược phẩm Euvipharm (một đơn vị được chọn tham gia chương trình bình ổn giá thuốc), cho biết đã chủ động được 7 mặt hàng nhưng chưa thể triển khai vì chưa biết cung ứng như thế nào, ai được bán thuốc bình ổn.
Bà Nguyễn Thị Châu Oanh, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Cty Cổ phần Dược phẩm 3 tháng 2, cho rằng, hãng là nhà sản xuất bán sỉ, còn phải qua các khâu trung gian như công ty phân phối và nhà thuốc nên bán giá thấp hơn 10% so với thuốc cùng loại của hãng khác sẽ gặp khó khăn.
Ngoài 4 doanh nghiệp được gọi tham gia bình ổn giá thuốc nội, được biết, hiện có nhiều Cty dược cũng muốn tham gia chương trình này. Nhiều người lo ngại, nếu không kiểm soát tốt, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp dược thanh lý hàng tồn kho, sắp hết hạn sử dụng hoặc kém chất lượng.
Bình ổn giá vẫn còn nhiều bất cập
Ngày 6-4, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị tổng kết 9 năm thực hiện chương trình bình ổn các mặt hàng thiết yếu giai đoạn 2002-2010 và nhiệm vụ bình ổn giá giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn TPHCM. Ủy viên Bộ Chính trị- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, sắp tới thành phố sẽ tiếp tục tổ chức bán hàng lưu động đến các khu chế xuất – khu công nghiệp và vùng ven, kêu gọi quận – huyện tạo điều kiện về mặt bằng để mở rộng các điểm bán hàng bình ổn.