Biến tướng đất nông nghiệp: Bí ẩn đằng sau những tấm tôn

TPO - Trong khi đất thổ cư ngày càng tăng giá thì đất nông nghiệp tại các khu vực đông dân cư đang được mua bán trao tay chóng vánh. Thực tế này đã làm nảy sinh tình trạng xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, khiến dư luận bức xúc.
Một ngôi nhà đang bịt tôn và xây dựng bên trong

Bên trong vỏ bọc này, máy trộn, cẩu kéo vật liệu, công nhân hoạt động rầm rộ.

Ghi nhận của PV Tiền Phong tại các quận Hoàng Mai, Tây Hồ, huyện Mê Linh và Quốc Oai xuất hiện hàng trăm công trình lớn nhỏ xây dựng “trộm” bên trong lớp tôn bọc kín mít

Tình trạng tương tự diễn ra ở các khu vực khác như Võ Chí Công

Tình trạng tương tự diễn ra ở các khu vực khác như Võ Chí Công

Tình trạng tương tự diễn ra ở các khu vực khác như Võ Chí Công

Các công trình xây dựng hoàn thiện từ lâu, nhiều người dân sinh sống ổn định tại công trình trái phép trên đất nông nghiệp ở các khu vực giáp ranh quận trung tâm.

Lãnh đạo chính quyền địa phương thừa nhận, có hoạt động xây dựng ở một số địa điểm trên địa bàn phường nhưng cho rằng, đa số là… cải tạo sửa chữa?

Bên trong những tấm tôn là công trình 2 tầng hoành tráng. Theo Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Việt Dũng, thời gian gần đây, vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, trong đó có các hộ gia đình vi phạm trên đất nông, lâm nghiệp...

Đáng chú ý, khu vực Đầm Bông đã bị người dân đổ chất thải, san lấp gần nửa hồ và chưa hết dấu hiệu san lấp bằng cách đổ vật liệu xây dựng.

Trong năm 2020, lực lượng thanh tra đã thiết lập hồ sơ đối với 628 trường hợp vi phạm trên đất nông, lâm nghiệp. Trong đó đã xử lý xong 520 trường hợp, số còn lại đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền.

Lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, vấn đề xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp được quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu UBND xã, phường.

Hiện tượng đổ vật liệu xây dựng, lấn lòng sông Hồng diễn ra ở nhiều khu vực thuộc quận Tây Hồ

Ở các huyện ngoại thành, việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp càng phức tạp hơn. Như tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, cả một Trang trại giáo dục mang tên EraHouse được xây dựng. Được biết, UBND xã Tráng Việt đã có báo cáo huyện Mê Linh nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý.
Tại đất nông trường Long Phú trực thuộc Bộ NN&PTNT do Công ty TNHH Nhà nước MTV Chè Long Phú (nay là Công ty CP Chè Long Phú) quản lý, nằm trên địa giới hành chính xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai cũng xuất hiện nhiều công trình được xây dựng cao tầng, kiên cố.