Như chúng ta biết, vào ngày 20/7/2014, ông Kerry từng tuyên bố trên chương trình Gặp gỡ báo chí của đài truyền hình NBC rằng: “Mỹ đã thu được hình ảnh vụ phóng tên lửa, biết chắc địa điểm tên lửa phóng và chính xác vào thời điểm chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar”.
Nhưng thông tin từ Washington đã không được đề cập trong bản báo cáo dày 297 trang mà chỉ tập trung vào việc Ukraina không đóng cửa không phận ở miền Đông có chiến sự, đây là nguyên nhân gây ra thảm họa chứ không phải ai bắn chiếc MH17. Một cuộc điều tra hình sự của Hà Lan vẫn đang được triển khai với mục đích xác định kẻ phải chịu trách nhiệm nhưng không có bất kỳ kết luận chắc chắn.
Năm ngoái, một số nhà phân tích tình báo khác của Mỹ cho biết có một phần tử bất mãn với chính quyền Ukraina có quan hệ chặt chẽ với nhiều đối tượng đầu sỏ chính trị chịu trách nhiệm gây ra vụ bắn máy bay.
Vào tháng 10 năm ngoái, tạp chí Der Spiegel đăng bài điều tra trong đó cho biết tình báo Đức (BND) kết luận Chính phủ Nga không liên quan, nhưng BND đổ lỗi cho lực lượng nổi dậy sắc tộc Nga bắn MH17. Tuy nhiên, một nguồn tin châu Âu cho biết phân tích của BND không như kết luận mà Der Spiegel đưa ra.
Hà Lan đưa ra bản báo cáo hôm 13/10 đã làm quá ít để giải quyết những mâu thuẫn, tuy nhiên nó khá ăn khớp với phân tích của nhà sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không BUK.
Tháng 6 năm ngoái, tập đoàn Almaz-Antey cũng cung cấp những thông tin giải mã về hệ thống hỏa tiễn BUK cho phía Hà Lan, phân tích của họ về mảnh vỡ máy bay tiết lộ MH17 bị một quả 9M38M1 thuộc hệ thống BUK M1 (thế hệ cũ) tấn công”. Tổng giám đốc điều hành Nokikov khẳng định BUK M1 được sản xuất lần cuối cùng vào năm 1999 để xuất khẩu, nhưng nhiều năm trước Nga đã không còn dùng nó.
Chính phủ Nga khẳng định không còn sử dụng phiên bản tên lửa 9M38. Theo một bài viết của thông tấn Itar-Tass ra vào rạng sáng ngày 14/10 (theo lịch Việt Nam), cựu Phó tổng tư lệnh Không quân Nga, Alexander Luzan cho biết đầu đạn khả nghi đã bị loại bỏ khỏi kho vũ khí Nga 15 năm trước, khi Moskva bắt đầu sử dụng phiên bản nâng cấp 9M317.
Về phần mình, Chính phủ Ukraina tuyên bố đã bán kho vũ khí BUK quá cũ cho Cộng hòa Goergia, tuy nhiên Kiev vẫn giữ không ít dàn phóng BUK 9M38, dựa vào những bức ảnh chụp vũ khí Ukraina.
Cần nhớ rằng, trước khi xảy ra thảm họa MH-17, lực lượng nổi dậy thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số gốc Nga ở miền Đông Ukraina có chiếm một hệ thống BUK, sau khi tấn công một căn cứ không quân của chính quyền Kiev. Tuy nhiên, các nhà chức trách Ukraina tuyên bố, hệ thống không hoạt động như trong báo cáo của Hà Lan. Phe nổi dậy cũng từ chối sở hữu BUK.
Về vị trí phóng tên lửa, báo cáo của Hà Lan cho biết điểm phóng có thể ở bất kỳ đâu trong một khu vực rộng khoảng 320km vuông ở miền Đông Ukraina, cho nên rất khó xác minh liệu địa điểm khai hỏa bị phe nổi dậy hay lực lượng quân đội Chính phủ Ukraina kiểm soát.
Trong thời gian các bên đang đổ lỗi, quy trách nhiệm cho nhau, nỗi đau tột cùng vẫn thuộc về nạn nhân cùng gia đình của họ.