Vì sao 84% học sinh thấy bất ổn ở trường học?

TPO - 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần; 71% học sinh bị bạo lực học đường trong vòng 6 tháng trước đó. Vậy, đâu là nơi an toàn cho trẻ?
Nam sinh bị một nhóm liên tục đánh đấm và tát vào mặt.( Ảnh cắt từ clip, nguồn Internet)

Con số này được Bộ GD&ĐT kết hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc công bố hôm 20/12.

Do áp lực người lớn áp lên vai trẻ?

Chia sẻ về điều này, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, con số 84% không thấy an tâm khi đến trường là con số đáng báo động. Điều này chứng tỏ trường học đã không còn là nơi ổn thỏa đối với trẻ. Trường học chính là 1 địa điểm trẻ bắt buộc phải sống tại đó suốt phần lớn thời gian tuổi thơ.

“Vậy nhưng khi trường học không còn là nơi an toàn nữa thì mọi việc có thể nói là quá khả năng chấp nhận được. Điều chúng ta cần thiết phải làm là tìm ra các giải pháp để đưa trường học trở lại là địa điểm an toàn nhất cho trẻ”- TS Hương cho biết.

TS Hương phân tích, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực học đường. Nguyên nhân đó có thể đến từ nhà trường, khi có những giáo viên coi việc đánh mắng trẻ là một hình thức giáo dục. Nguyên nhân đó cũng có thể đến từ gia đình, khi có không ít các gia đình sử dụng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề từ trong nhà ra ngoài ngõ.

TS Hương còn cho rằng, một nguyên nhân quan trọng nữa chính là cuộc sống áp lực mà người lớn khoác lên vai trẻ. Sống chung với nhau với số lượng đông đúc lại mang áp lực học tập, sự mệt mỏi vì cuộc sống tẻ nhạt chỉ ăn, ngủ, học đã khiến lũ trẻ dễ nổi khùng.

“Tuy nhiên, theo tôi, nguyên nhân lớn nhất của tình trạng bạo lực học đường chính là ở việc chúng ta đã lơ là giáo dục trẻ về đạo đức, về việc không được phép làm phiền người khác và tôn trọng sự khác biệt của bạn bè. Nếu được dạy hai điều này, chắc chắn trẻ sẽ ít có lý do để đánh lộn với nhau”- TS Hương nhận định.

Thầy cô, mạng xã hội có “vô can”?

Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng bạo lực học đường chính là cuộc sống áp lực mà người lớn khoác lên vai trẻ. Sống chung với nhau với số lượng đông đúc lại mang áp lực học tập, sự mệt mỏi vì cuộc sống tẻ nhạt chỉ ăn, ngủ, học đã khiến lũ trẻ dễ nổi khùng. 

TS Vũ Thu Hương

Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề bạo lực học đường ở mức báo động hiện nay là một phần do  một số nhà giáo còn thờ ơ, tiếp tay, hoặc không kìm chế?

TS Hương cho rằng, bà cũng đã tận mắt chứng kiến một vài vụ giáo viên đánh trẻ. Còn việc tiếp tay cho hành động đó, dung túng học sinh đánh bạn thì chưa bao giờ nghe đến.

“Theo phỏng đoán của tôi, hiện tượng đó thật sự không xảy ra. Lý do đơn giản là khi họ để tình trạng bạo lực xảy ra thì cũng đồng nghĩa với việc họ có trách nhiệm giáo dục và giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ việc đó. Tôi nghĩ chẳng giáo viên nào dại gì mà bới thêm việc, thêm áp lực cho chính mình. Vì thế, tôi nghĩ hiện tượng giáo viên dung túng, tiếp tay cho bạo lực học đường là không có”- Bà Hương cho ý kiến.

TS Hương cũng cho rằng, mạng xã hội có lỗi khi đã lan truyền rất nhanh những thông tin về các vụ bạo lực. Là phụ huynh của 1 cô gái tuổi 17, chị đã phải đặt ra các quy định cụ thể về việc sử dụng mạng Internet trong học tập và sinh hoạt của con gái. Chính việc thiết lập và thực hiện nghiêm túc các quy định này, những ảnh hưởng của mạng xã hội đã giảm bớt đối với con gái tôi.

“Về phía học sinh, tôi vẫn thường giảng cho các em nghe nhiều về tác hại của mạng xã hội, sự sai lệch thông tin trên đó để các em có những hiểu biết và cách ứng xử phù hợp. Việc ngăn chặn các em vào mạng là không thể. Vì thế, cách thức giải quyết hiện giờ chỉ trông mong vào người lớn, những người trực tiếp tung các thông tin lên mạng hoặc kiểm soát các nguồn thông tin đó”- TS Hương cho biết.

Vì vậy, TS Hương nhấn mạnh việc giáo dục gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách cũng như tránh được sự nổi khùng, bạo động của giới trẻ. 

TS Phạm Mạnh Hà (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) cho rằng, muốn giảm bạo lực, cần tăng các hoạt động ngoại khóa cho trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp cận với internet quá nhiều khiến trẻ bị lây nhiễm các hành vi xấu từ mạng xã hội - đây cũng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi tình trạng bạo lực học đường.