Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2017 theo quy chế mới

Theo chỉ đạo của Chính phủ mới đây, Bộ GD&ĐT đã chính thức bàn giao hơn 200 trường CĐ và hơn 300 Trường TCCN cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quản lý Nhà nước.

Bộ GD&ĐT căn cứ theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 của Chính phủ thống nhất giao Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp nên từ ngày 9/11 tất cả các trường trung cấp và cao đẳng trong hệ thống giáo dục Quốc dân (trừ các trường sư phạm).

Luật Giáo dục Nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 sẽ hợp nhất hệ thống trường nghề và trường chuyên nghiệp chỉ còn gọi là trường cao đẳng hoặc là trường trung cấp. Các trường sẽ xoá bỏ không còn chữ Nghề hoặc Chuyên nghiệp để đảm bảo tính thống nhất trong Luật Giáo dục Nghề nghiệp.

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2017 theo quy chế mới

Để bảo đảm quyền lợi cho người học, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Từ năm 2017, các Trường Cao, TCCN sẽ tuyển sinh theo quy chế do Bộ LĐ -TB-XH ban hành phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, những sinh viên Trường Cao đẳng Y tế từ niên khóa 2017 trở đi học theo chương trình đào tạo Y Dược mới của Bộ LĐ -TB-XH, cấp Bằng Cao đẳng thuộc Giáo dục nghề nghiệp.

Liên quan đến việc tuyển sinh liên thông lên Cao đẳng – Đại học Y Dược từ năm 2017 sẽ như thế nào đối với sinh viên học theo chương trình đào tạo thuộc Giáo dục nghề nghiệp tuyển từ năm 2017 trở đi sẽ thực hiện theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ chứ không phải theo quy chế tuyển sinh liên thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thảo quy chế đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo của Giáo dục nghề nghiệp với các trình độ của Giáo dục Đại học sẽ được các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng để trình Thủ tướng ban hành vào năm 2017.

Tại buổi bàn giao, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung đều khẳng định hai Bộ sẽ có sự phối hợp chặt chẽ, đặt mục tiêu đào tạo vì người học lên trên hết, đồng thời sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong quá trình chuyển đổi cơ quan quản lý Nhà nước đối với các Trường Cao đẳng và Trung cấp về Bộ LĐ-TB-XH. Việc bàn giao công việc giữa hai Bộ sẽ được hoàn thành trước ngày 31/12/2016. Kể từ ngày 1/1/2017, Bộ Lao động sẽ quản lý Nhà nước toàn bộ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với tất cả các trường khối Y tế, Kinh tế - Kỹ thuật… (trừ các trường sư phạm, các ngành đào tạo giáo viên vẫn do Bộ GD-ĐT quản lý Nhà nước).

Điều kiện nâng cấp, thành lập Trường cao đẳng và Trung cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập, cho phép nâng cấp thành lập trường cao đẳng; trường trung cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:

1- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

2- Quy mô đào tạo đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm; đối với trường cao đẳng thì quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm.

3- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trường trung cấp là 20.000 m2; đối với trường cao đẳng là 50.000 m2.

4- Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể: đối với Trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với Trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.

5- Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).