Đến từ Trường Cao đẳng Nghệ thuật Tây Bắc, NSƯT Điêu Thúy Hoàn bày tỏ lo ngại rằng, hiện nay, số lượng thí sinh thi vào các trường Văn hóa nghệ thuật nói chung và khoa múa nói riêng ngày một giảm. Thực tế, ở Trường CĐ nghệ thuật Tây Bắc, từ năm 2005 trở về trước, trường có số lượng học sinh Múa khoảng 150 em mỗi khóa nhưng những năm trở lại đây, số lượng thí sinh tuyển vào học cứ giảm sút theo từng năm.
Năm 2012, trong sơ tuyển, trường nhận 50 học viên, nhưng khi đến nhập học chỉ còn 10 em, không đạt 30% số lượng học viên theo yêu cầu để mở lớp. Do thiếu người dự tuyển một cách trầm trọng nên nhiều năm qua, việc tuyển sinh của Trường phải “lấy gạn, lấy ép” chứ không dám khắc khe về năng khiếu chuyên môn của các em. NSƯT Điêu Thúy Hoàn nói: "Số lượng học sinh tham gia tuyển sinh chưa đáp ứng cả số lượng lẫn chất lượng. Đời sống khó khăn nên các phụ huynh không mặn mà với việc cho con em dự tuyển vào ngành múa, tuy không tốn kém nhiều nhưng cũng là một khoản chi phí không nhỏ đối với con em các gia đình miền núi, vùng sâu vùng xa. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên bất cập trong những trường múa hiện nay ở các trường Văn hóa nghệ thuật (VHNT) miền núi. Học sinh xin chuyển ngành hoặc bỏ học ngày càng nhiều".
Hiện nay, cả nước có 54 cơ sở đào tạo về VHNT gồm 16 trường do Bộ VH,TT&DL quản lý, 2 trường do Bộ GD&ĐT quản lý, 35 trường do các tỉnh/thành phố quản lý, 1 trường do Bộ quốc phòng quản lý. Thống kê của Hội nghệ sĩ múa VN cũng cho thấy, số lượng tuyển sinh ở ngành múa ở nhiều trường VHNT trong năm 2012 đều không đạt chỉ tiêu, như Trường múa VN chỉ đạt 70% chỉ tiêu hệ trung cấp, 50% đối với hệ cao đẳng. Trường CĐ VHNT Việt Bắc đạt 50% chỉ tiêu, Trường CĐ VHNT Tây Bắc đạt 30% chỉ tiêu. Ngoài ra, trong quá trình theo học, nhiều học sinh còn xin chuyển ngành hoặc bỏ học nên đầu ra chỉ thực sự đếm được trên đầu ngón tay. Theo ông Lê Ngọc Cường, nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: nguyên nhân của tình trạng trên là hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội. Chương trình đào tạo thiếu sự linh hoạt, mềm dẻo. Phương pháp dạy còn lạc hậu, chậm đổi mới và thiếu tính cập nhật. Ông Lê Ngọc Cường nói: "Chất lượng đào tạo giữa các trường không đồng đều. Ngay trong từng khóa đào tạo cũng chênh lệch có khóa tốt, trung bình, kém nên các đơn vị biểu diễn không mặn mà với các học sinh khi ra trường, nên sinh viên rất vất vả đi xin việc. Đội ngũ giáo viên thiếu và yếu, chưa xây dựng được các bộ tiêu chí tuyển sinh năng khiếu múa thống nhất trong cả nước. Vì vậy nhiều người nói vui “Đầu vào đã nát như tương, đầu ra cũng nát tương đương đầu vào”.
Dẫu biết rằng, tuyển sinh đối với các ngành nghệ thuật, đặc biệt là ngành múa, phải qua một quá trình sàng lọc tuyển chọn kỹ càng về năng khiếu, qua đó phát hiện những tố chất riêng có của người muốn theo học. Cũng chính vì vậy, đào tạo nghệ thuật cũng là một loại hình đào tạo tài năng mang tính đặc thù, rất công phu và tốn kém. Tuy vậy, với thực trạng trong công tác tuyển sinh và đào tạo hiện nay khiến cho nhiều người tỏ ra băn khoăn và lo ngại. Về vấn đề này, bà Chu Thúy Quỳnh, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam bày tỏ: "Xã hội hội nhập bây giờ đã khác xa ngày trước. Trước đây, nghệ sĩ theo nghề dồn cả sức lực cho học tập để trở thành diễn viên. Bây giờ người ta còn có bao nhiêu thứ khác để lo. Nghề múa là một nghề khó khăn. Học thì dài mà làm thì ngắn mà việc làm thì bấp bênh hơn so với các ngành khác. Đầu vào đã khó, khi ra trường còn khó khăn hơn nhiều. Làm sao mình giữ được, mà đặc biệt là giữ được tài năng. Vấn đề như thế nên các trường VHNT chỉ tuyển 50% đã là nhiều".
Phát hiện tài năng văn học nghệ thuật vốn đã là việc khó, vấn đề nuôi dưỡng, phát triển tài năng đó như thế nào còn khó khăn hơn rất nhiều, chính vì các đại biểu đều mong mỏi sự quan tâm cụ thể của nhà nước để phát triển nhân lực cho ngành múa, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo Hữu Nghị - VOH
Đến từ Trường Cao đẳng Nghệ thuật Tây Bắc, NSƯT Điêu Thúy Hoàn bày tỏ lo ngại rằng, hiện nay, số lượng thí sinh thi vào các trường Văn hóa nghệ thuật nói chung và khoa múa nói riêng ngày một giảm. Thực tế, ở Trường CĐ nghệ thuật Tây Bắc, từ năm 2005 trở về trước, trường có số lượng học sinh Múa khoảng 150 em mỗi khóa nhưng những năm trở lại đây, số lượng thí sinh tuyển vào học cứ giảm sút theo từng năm.
Năm 2012, trong sơ tuyển, trường nhận 50 học viên, nhưng khi đến nhập học chỉ còn 10 em, không đạt 30% số lượng học viên theo yêu cầu để mở lớp. Do thiếu người dự tuyển một cách trầm trọng nên nhiều năm qua, việc tuyển sinh của Trường phải “lấy gạn, lấy ép” chứ không dám khắc khe về năng khiếu chuyên môn của các em. NSƯT Điêu Thúy Hoàn nói: "Số lượng học sinh tham gia tuyển sinh chưa đáp ứng cả số lượng lẫn chất lượng. Đời sống khó khăn nên các phụ huynh không mặn mà với việc cho con em dự tuyển vào ngành múa, tuy không tốn kém nhiều nhưng cũng là một khoản chi phí không nhỏ đối với con em các gia đình miền núi, vùng sâu vùng xa. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên bất cập trong những trường múa hiện nay ở các trường Văn hóa nghệ thuật (VHNT) miền núi. Học sinh xin chuyển ngành hoặc bỏ học ngày càng nhiều".
Hiện nay, cả nước có 54 cơ sở đào tạo về VHNT gồm 16 trường do Bộ VH,TT&DL quản lý, 2 trường do Bộ GD&ĐT quản lý, 35 trường do các tỉnh/thành phố quản lý, 1 trường do Bộ quốc phòng quản lý. Thống kê của Hội nghệ sĩ múa VN cũng cho thấy, số lượng tuyển sinh ở ngành múa ở nhiều trường VHNT trong năm 2012 đều không đạt chỉ tiêu, như Trường múa VN chỉ đạt 70% chỉ tiêu hệ trung cấp, 50% đối với hệ cao đẳng. Trường CĐ VHNT Việt Bắc đạt 50% chỉ tiêu, Trường CĐ VHNT Tây Bắc đạt 30% chỉ tiêu. Ngoài ra, trong quá trình theo học, nhiều học sinh còn xin chuyển ngành hoặc bỏ học nên đầu ra chỉ thực sự đếm được trên đầu ngón tay. Theo ông Lê Ngọc Cường, nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: nguyên nhân của tình trạng trên là hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội. Chương trình đào tạo thiếu sự linh hoạt, mềm dẻo. Phương pháp dạy còn lạc hậu, chậm đổi mới và thiếu tính cập nhật. Ông Lê Ngọc Cường nói: "Chất lượng đào tạo giữa các trường không đồng đều. Ngay trong từng khóa đào tạo cũng chênh lệch có khóa tốt, trung bình, kém nên các đơn vị biểu diễn không mặn mà với các học sinh khi ra trường, nên sinh viên rất vất vả đi xin việc. Đội ngũ giáo viên thiếu và yếu, chưa xây dựng được các bộ tiêu chí tuyển sinh năng khiếu múa thống nhất trong cả nước. Vì vậy nhiều người nói vui “Đầu vào đã nát như tương, đầu ra cũng nát tương đương đầu vào”.
Dẫu biết rằng, tuyển sinh đối với các ngành nghệ thuật, đặc biệt là ngành múa, phải qua một quá trình sàng lọc tuyển chọn kỹ càng về năng khiếu, qua đó phát hiện những tố chất riêng có của người muốn theo học. Cũng chính vì vậy, đào tạo nghệ thuật cũng là một loại hình đào tạo tài năng mang tính đặc thù, rất công phu và tốn kém. Tuy vậy, với thực trạng trong công tác tuyển sinh và đào tạo hiện nay khiến cho nhiều người tỏ ra băn khoăn và lo ngại. Về vấn đề này, bà Chu Thúy Quỳnh, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam bày tỏ: "Xã hội hội nhập bây giờ đã khác xa ngày trước. Trước đây, nghệ sĩ theo nghề dồn cả sức lực cho học tập để trở thành diễn viên. Bây giờ người ta còn có bao nhiêu thứ khác để lo. Nghề múa là một nghề khó khăn. Học thì dài mà làm thì ngắn mà việc làm thì bấp bênh hơn so với các ngành khác. Đầu vào đã khó, khi ra trường còn khó khăn hơn nhiều. Làm sao mình giữ được, mà đặc biệt là giữ được tài năng. Vấn đề như thế nên các trường VHNT chỉ tuyển 50% đã là nhiều".
Phát hiện tài năng văn học nghệ thuật vốn đã là việc khó, vấn đề nuôi dưỡng, phát triển tài năng đó như thế nào còn khó khăn hơn rất nhiều, chính vì các đại biểu đều mong mỏi sự quan tâm cụ thể của nhà nước để phát triển nhân lực cho ngành múa, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.