Trung Quốc ngang nhiên công bố dự án 'khủng' về Tam Sa - Hoàng Sa

TPO- Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư 1,6 tỉ USD để xây dựng sân bay, bến tàu và các cơ sở hạ tầng khác trên cái gọi là thành phố Tam Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mô hình phát triển do Trung Quốc đề ra cho đảo Phú Lâm của Việt Nam

> Thời báo Hoàn cầu lại lớn tiếng vu cáo Việt Nam ở Biển Đông

> Biển Đông bên bờ vực ‘ngoại giao chiến hạm’

> Trung Quốc bắt đầu phát hành trái phép bản đồ Tam Sa - Hoàng Sa

> Kế hoạch của Trung Quốc trên Biển Đông: Trong và ngoài nước phản đối mạnh mẽ

> Phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông

Hôm thứ hai, trang Bloomberg trích lời ông Tưởng Định Chi, Chủ tịch tỉnh Hải Nam, cho biết việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới là cần thiết cho nền tảng phát triển của cái gọi là thành phố Tam Sa.

Ông Tưởng nói: “Việc cần làm ngay trên thành phố Tam Sa là xây dựng sân bay, bến cảng và một số cơ sở hạ tâng quan trọng khác, cũng như những con tàu thực thi pháp luật, tàu cung ứng và các dự án khác”.

Trung Quốc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa để quản quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và rạn san hô ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, Trung Sa và hơn 2.000.000 km vuông vùng biển xung quanh.

Sau khi thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, Trung Quốc cũng đã triển khai quân đội tới khu vực, bầu ra cơ quan lập pháp, xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ cũng như cơ sở xử lý nước thải và thu gom chất thải trên thành phố này.

Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho thấy Trung Quốc không có Hoàng Sa. Ảnh: Ngô Vương Anh.

Theo Tân Hoa xã từ ngày 24 – 11, Trung Quốc lần đầu tiên xuất bản và phát hành trái phép bản đồ về cái gọi là thành phố Tam Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Một ngày trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta và Ngoại trưởng Philippines đã có phản ứng mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc gỡ bỏ ngày bản đồ có in hình đường lưỡi bò trong hộ chiếu điện tử.

Theo tuyên bố của một nhà xuất bản ngày 23 – 11, đây là bản đồ đầu tiên cho biết những thông tin địa lý chính xác của Tam Sa sau khi được đo đạc, khảo sát, vẽ, định vị bởi một đơn vị quân đội. Nhà xuất bản cũng cho biết bản đồ này được Tổng cục báo chí và xuất bản Trung Quốc cấp phép.

Cũng theo tuyên bố từ nhà xuất bản, bản đồ này bao gồm những hình ảnh từ vệ tinh, ảnh hàng không, bản đồ địa chất, bản đồ hành chính của cái gọi là thành phố Tam Sa và quần đảo. Bản đồ được phát hành với 6 kích cỡ khác nhau.

Bản đồ còn cụ thể, chi tiết và đầy đủ đến mức phản ánh cả các vị trí địa lý, địa chất vùng biển, các nguồn tài nguyên, đường bộ và đường thủy, hải cảng và sân bay, địa giới hành chính…

Các hình ảnh về đảo Vĩnh Hưng (thực chất là đảo Phú Lâm của Việt Nam) cùng 38 hòn đảo khác cũng như các vỉa đá ở quần đảo Hoàng Sa cũng được in trong bản đồ.

Theo Tân Hoa xã, bản đồ này được phát hành rộng rãi tại các hiệu sách lớn trên toàn Trung Quốc bắt đầu từ ngày thứ Bảy (24 - 11).

Đầu tháng 11 – 2012, Trung Quốc công bố kế hoạch trái phép chi hơn 10 tỷ Nhân dân tệ để nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự tại những khu vực trên đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hãng thông tấn bán chính thức Trung Tân ngày 3-11 đưa tin, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 2-11 đánh dấu kỷ niệm 100 ngày kể từ khi Bắc Kinh cái gọi là thành lập thành phố Tam Sa, người phát ngôn chính quyền thành phố Tam Sa Trần Tế Dương đã công bố các kế hoạch biến đảo Phú Lâm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thành một trung tâm ngư nghiệp, du lịch và hỗ trợ quân sự.

Chương trình xây dựng nói trên nhằm phục vụ âm mưu củng cố hơn nữa quyền kiểm soát của Bắc Kinh đối với đảo Phú Lâm, một hòn đảo hiện có khoảng 1.000 người dân đang sinh sống và là là trung tâm hành chính của một khu vực có diện tích rộng hơn 2 triệu km vuông trên biển. Đảo Phú Lâm là đảo rộng nhất trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép.

Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" (đơn vị hành chính bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả Việt Nam) được Trung Quốc ngang nhiên thành lập vào tháng 7-2012, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.

Các kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc bao gồm xây dựng một khu phức hợp các tòa nhà chính quyền thành phố Tam Sa, mở rộng một sân bay, xây dựng một cơ sở hỗ trợ quân sự và trung tâm hỗ trợ ngư nghiệp cùng các tàu hải giám.

Chính phủ Trung Quốc cũng dự định xây dựng một hải cảng mới, một nhà máy khử muối có khả năng xử lý 1.000 tấn nước biển mỗi ngày, một trạm phát điện năng lượng mặt trời có công suất 500 KW, cũng như là các cơ sở xử lý rác và xử lý nước thải “thân thiện với môi trường.”

Ngoài việc thành lập thành phố Tam Sa là trung tâm hành chính của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi Macclesfield (một đảo san hô vòng dưới biển), Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị quân đội đồn trú cấp sư đoàn trên đảo Phú Lâm, cách đảo Hải Nam 330 km.

Theo Dịch