Nghiên cứu phát hiện thấy trước bất kì những dấu hiệu suy giảm nhận thức nào, bệnh nhân đều có biểu hiện mỏng võng mạc hơn đáng kể so với những người không bị biến thể gen.
Tác giả nghiên cứu Li Gan tại Viện Gladstone ở San Francisco (Mỹ) cho biết: “Kết quả này cho thấy võng mạc hoạt động như một ‘cửa sổ của não’.
Thoái hóa võng mạc có thể được coi là một mầm bệnh trước khi khởi phát các triệu chứng về nhận thức, hình thành võng mạc mỏng là một trong những dấu hiệu sớm nhất được quan sát thấy của bệnh mất trí nhớ (FTD).
“Điều này có nghĩa là độ mỏng của võng mạc có thể đo được dễ dàng qua những kết quả trong các thử nghiệm lâm sàng".
Mặc dù nó nằm sâu trong mắt, võng mạc được tạo thành từ các tế bào thần kinh được kết nối trực tiếp đến não.
Nghiên cứu sinh Michael Ward và các đồng nghiệp thuộc Viện Gladstone cho biết: “Võng mạc có thể được sử dụng như một mẫu để nghiên cứu sự phát triển của bệnh FTD đối với các tế bào thần kinh”.
Nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Journal of Experimental Medicine.