Theo một chuyên gia quân sự Trung Quốc, hồi tháng 8/2020, Trung Quốc đã phóng hai tên lửa đạn đạo mà điều quan trọng là nhắm vào mục tiêu di động ở Biển Đông.
Nếu lời chuyên gia này là đúng, cuộc thử nghiệm - diễn ra một tháng sau khi Mỹ triển khai hai nhóm tấn công tàu sân bay tới khu vực và một ngày sau khi một máy bay do thám U-2 của Mỹ quan sát cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc - là minh chứng đầu tiên được biết đến về khả năng bắn tên lửa đạn đạo chống hạm chống lại mục tiêu đang di chuyển.
Vương Tương Tuệ, cựu đại tá không quân Trung Quốc, nay là giáo sư tại Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh, nói: “Chúng tôi đang làm điều này vì hành động khiêu khích của họ”, đồng thời gọi vụ thử là “một lời cảnh báo đối với Mỹ”.
Không chịu thua kém, hải quân Nga đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa hành trình chống hạm siêu vượt âm Zircon lần thứ ba ở Biển Trắng vào tháng 12. Tên lửa được phóng từ một khinh hạm, đạt tốc độ Mach 8 trước khi đánh trúng một "mục tiêu ven biển" ở khoảng cách 400km.
Các cuộc thử nghiệm chỉ là dấu hiệu mới nhất cho thấy tàu sân bay Mỹ, từ lâu được coi là vua của các vùng biển, có thể sớm đối mặt với mối đe dọa thực sự.
Các tàu sân bay của Mỹ luôn là một trong những mục tiêu lớn nhất của các đối thủ. Trong khi người Liên Xô công khai chê bai các tàu sân bay là "kẻ áp bức các phong trào giải phóng dân tộc", họ công nhận chúng như một nền tảng vũ khí thống trị.
Điều này đặc biệt xảy ra sau khi họ nhận ra rằng các không đoàn trên tàu sân bay của Mỹ bao gồm các máy bay mang vũ khí hạt nhân.
Theo Insider, các tài liệu phân loại của CIA tiết lộ rằng cho đến những năm 1980, Liên Xô hiếm khi chỉ trích các tàu sân bay trong các cuộc thảo luận nội bộ và thậm chí còn ca ngợi chúng mang lại "tính ổn định chiến đấu cao". Một tài liệu từ năm 1979 nói rằng các tàu sân bay sẽ là "ưu tiên cao nhất trong các cuộc tấn công chống hạm", trong các kịch bản chiến tranh tiềm năng, với các tàu tấn công đổ bộ áp sát phía sau.
Các kế hoạch đối phó với tàu sân bay hầu như dựa hoàn toàn vào tên lửa hành trình chống hạm bắn từ tàu ngầm, máy bay ném bom và tàu nổi - lý tưởng là tất cả cùng tiến hành một lúc. Để đạt được mục tiêu đó, hải quân Liên Xô đã tập trung vào công nghệ tên lửa hành trình và khả năng mang tên lửa trên tất cả các tàu và- ngay cả trên tàu sân bay của họ.
Máy bay ném bom Tu-16, Tu-95 và Tu-22 của hải quân Liên Xô là những nền tảng vũ khí chính trên không. Các tàu tuần dương thuộc các lớp Kynda, Kresta, Slava và Kirov chạy bằng năng lượng hạt nhân là những nền tảng chính trên mặt nước.
Một loạt các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và động cơ diesel-điện, như lớp Oscar II và Juliett, sẽ bắn những tên lửa đó từ dưới nước và trên bề mặt.
Nhưng tất cả những điều này có thể vẫn chưa đủ. Lực lượng phòng thủ và các lực lượng phòng không trên tàu sân bay của Mỹ được Liên Xô cho là mạnh đến mức nếu chiến tranh nổ ra, họ sẽ phái 100 máy bay ném bom tấn công một tàu sân bay, với tổn thất dự kiến lên tới 50%. Các phi công Liên Xô thậm chí còn không được cung cấp đường bay chi tiết khi họ trở về.
Người ta cũng lo sợ rằng tên lửa có thể bị bắn hạ hoặc bị đánh chặn, vì vậy Liên Xô kết luận rằng nhiều tên lửa phải được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, sự thống trị của tàu sân bay Mỹ dường như được đảm bảo hơn. Các tàu sân bay này đã đóng những vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột mà Mỹ tham gia kể từ những năm 1990.
Tuy nhiên, trật tự thời hậu Chiến tranh Lạnh đang dần bị thách thức - chủ yếu là do sự gia tăng thần tốc của Trung Quốc về sức mạnh quân sự, có tác động đến sự thống trị của tàu sân bay.
Các tàu sân bay Mỹ là một trong những mối quan tâm lớn nhất của Bắc Kinh. Sự hiện diện của chúng đã giúp ngăn chặn một cuộc tấn công Đài Loan vào những năm 1950, và vào năm 1996, hai nhóm tác chiến tàu sân bay đã khiến Trung Quốc lúng túng khi chúng hoạt động tự do xung quanh Đài Loan trong thời kỳ căng thẳng gia tăng, buộc Bắc Kinh phải công nhận sức mạnh quân sự của Mỹ.
Kể từ đó, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào khả năng chống tàu sân bay. Đầu tiên họ mua một loạt vũ khí từ Nga, bao gồm máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK, 12 tàu ngầm tấn công lớp Kilo và 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Sovremenny.
Nhưng tên lửa là trọng tâm chính của Trung Quốc. Họ đã tích lũy được một trong những kho vũ khí tên lửa lớn nhất và tiên tiến nhất trên thế giới, 95% trong số đó nằm ngoài giới hạn của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), trong đó cấm Mỹ và Nga từ có tên lửa với tầm bắn giữa 500-5.500km. Mỹ gần đây đã rút khỏi hiệp ước, và Trung Quốc chưa bao giờ tham gia hiệp ước này.