Thợ săn thi nhau đưa cò lên mâm nhậu

Cuối tháng 9, trên cánh đồng giáp ranh giữa phường Hương Sơ (TP Huế) và xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà), hàng chục trận địa cò giả, cò mồi được cánh thợ săn giăng ra để săn bắt cò.

Cò giả được người dân giăng ra để dụ đàn cò sống bay trên trời.

Từ tháng 8 đến hết tháng 10 âm lịch, thời điểm đàn cò di trú về các cánh đồng kiếm ăn, thợ săn chuẩn bị hàng trăm cò giả xen kẽ với cò còn sống bị cột chân, khâu mắt để trên cánh đồng. Xung quanh là những chiếc bẫy cò làm bằng sắt

Thợ săn khâu mắt con cò mồi để cò đứng yên, không chuyển động, tránh làm đàn cò đang bay trên bầu trời hoảng sợ. 

Nếu đàn cò bay trên trời hạ cánh, đậu vào các đống cỏ được bố trí sẵn trên mặt nước thì lập tức dính bẫy. Bên cạnh cò, các loài triết bạc, triết đỏ, cói cũng thường dính bẫy.

Khi cò mắc bẫy, người dân chèo thuyền ra tháo bẫy, gỡ lấy cò.

Mỗi ngày, một thợ săn có thể bẫy được từ 10 đến hàng chục con cò.

Bẫy cò được làm bằng keo, nhiều thợ săn bắt còn sử dụng bẫy bằng kẹp sắt chuyên bẫy thú rừng. Với bẫy sắt, cò dính bẫy là gãy chân.

Anh Tuấn, một thợ săn cò cho biết, anh thường bẫy bằng keo dính bôi vào các thanh tre cắm giữa đồng. Trước khi sử dụng, keo được hơ trên lửa.

Hiện mỗi con cò được bán với giá 25.000 đồng, triết bạc 200.000 đồngBình quân người hành nghề bẫy cò kiếm được 200 nghìn đồng/ngày.

Cò được người dân nhổ lông, bày bán trên đường Đinh Tiên Hoàng, TP Huế.

"Chúng tôi đang tuyên truyền, vận động người dân không nên săn bắt các loài chim trời. Nhưng thực tế không chỉ có bà con trên địa bàn mà dân các xã lân cận cũng đến cánh đồng ở xã chúng tôi để hành nghề săn cò", ông Trần Quốc Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Vinh, cho biết.

Theo Theo Vnexpress