Thi thử THPT quốc gia ở Hà Nội: Đề Khoa học Xã hội gây bất ngờ

TPO - Giáo viên, học sinh nhận định đề thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) trong kỳ thi khảo sát của Sở GD&ĐT Hà Nội vừa sức học sinh, bất ngờ ở đề môn Giáo dục công dân với rất nhiều tình huống đưa ra.

Đề môn Lịch sử

Đề môn Địa lí

 Đề môn Giáo dục công dân

Đề vừa sức

Em Lê Thái Hà, học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội)  nhận định, đề minh họa môn Lịch sử chủ yếu tập trung chương trình của lớp 12, đảm bảo được tính khách quan và phân loại học sinh.

“Đề vừa sức với học sinh. Tuy nhiên, cũng có những câu đòi hỏi thí sinh phải biết vận dụng kiến thức làm bài mới mong có điểm cao. Với 50 phút mà 40 câu hỏi, trung bình 1,2 phút mỗi câu thì học sinh phải làm nhanh, có kĩ năng mới làm hết được’- Hà cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo Hà với đề thi này, thí sinh khó làm trọn vẹn, đạt điểm số tuyệt đối. Các câu hỏi được phân bố hợp lý, từ dễ đến khó, kiểm tra kiến thức đến phân tích và suy luận. Có khoảng 10 câu hỏi để phân loại thí sinh khá, giỏi.

"Ở mã đề 010, có những câu hỏi như về cuộc gặp gỡ không chính thức của hai nhà lãnh đạo Goocbachop và G.Buso đã chính thức tuyên bố vấn đề gì (câu 33) hay câu 35 trong mã đề này hỏi về vấn đề trong phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập, Mỹ La tinh trở thành "Lục địa bùng cháy" từ sau phong trào nào? thì cũng không phải học sinh nào cũng trả lời chính xác được"- học sinh này cho hay.

Cũng theo Hà, môn Giáo dục Công dân lần đầu tiên được đưa vào đề thi khiến nhiều học sinh trông đợi. Theo đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, các câu hỏi đi từ dễ đến khó. 

Hà cho biết, đây là môn gây bất ngờ nhất với em vì có rất nhiều tình huống được đưa ra, nhiều hơn hẳn với đề mà được làm thử trước đó: “Đa số câu hỏi về giải quyết tình huống xuất phát từ thực tiễn cuộc sống để các bạn vận dụng kiến thức để trả lời. Em rất ấn tượng với tình huống ông giám đốc thích giọng hát của cô nhân viên nhành chính nên đã chuyển cô lên làm thư kí riêng nên vợ giám đốc đã ghen,...”.

Hà cũng cho rằng. mặc dù là năm đầu tiên các kiến thức môn giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia, cấu trúc và nội dung đề khá hay, thực tiễn, bớt lý thuyết, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức của học sinh nên tránh học tủ, không cần học thuộc mà vẫn làm được bài.

Với Bích Thảo, học sinh lớp 12 của trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng, đề đảm bảo đúng nội dung trong chương trình học.
Thảo cũng khá ấn tường với đề môn Giáo dục công dân với việc rất nhiều tính huống đưa ra, thậm chí có những tình huống mới mẻ mà học sinh chỉ cần kiến thức thực tế, không cần học thuộc bài vẫn có thể làm được.

Đối với môn Địa lý, Thảo cho rằng, nội dung đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lý 12 với đầy đủ các phần lý thuyết và kỹ năng (kỹ năng làm việc với biểu đồ, bảng số liệu và kỹ năng làm việc với Atlat). 

“Câu hỏi có sự phân hóa ở 4 mức ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao). Nếu với đề này đạt điểm 6-7 không quá khó”- Thảo cho biết.