Dự kiến, cuối năm nay metro Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành thương mại. Đây là hệ thống tàu chạy điện, do đó nguồn cung cấp điện được xem là cực kỳ quan trọng, và sự cố mất điện phải được tính tới, đặc biệt trong bối cảnh nguồn điện còn thiếu hụt và chưa ổn định như hiện nay.
Trao đổi với Tiền phong, đại diện Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT, chủ đầu tư metro Cát Linh – Hà Đông) cho hay: Tàu sử dụng cho tuyến metro này chạy bằng điện. Hệ thống điện sức kéo gồm 2 đường cấp điện độc lập và dự phòng lẫn nhau. Khi một trong hai đường điện bị ngắt, đường điện còn lại sẽ tự động cung cấp liên tục cho đoàn tàu.
Xác suất mất điện cả 2 đường dây cùng lúc rất thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, khi tàu đang chạy cùng lúc cả hai đường điện cùng ngắt, tàu sẽ tự động dừng lại.
Khi tàu dừng lại, tàu sẽ tự động kích hoạt hệ thống hãm khẩn cấp (sử dụng hãm khí nén). Khi đó, nguồn điện dự phòng khẩn cấp (ắc quy) sẽ được bật để đảm bảo hoạt động trong khoảng thời gian từ 30 - 45 phút của hệ thống: Điều khiển, tín hiệu bảo vệ, thông gió, chiếu sáng, đóng mở cửa (ít nhất 1 lần)...
Khoảng thời gian trên đủ để các đơn vị liên quan tổ chức cứu hộ, sơ tán hành khách, kéo tàu đến điểm đỗ gần nhất.
Với metro Cát Linh – Hà Đông, hệ thống cấp điện sức kéo cho tàu được thiết kế nối từ trạm sẽ cấp điện cực dương trực tiếp lên ray tiếp xúc chạy song song bên cạnh đường tàu chạy. Đoàn tàu lấy điện từ ray tiếp xúc để hoạt động thông qua cần tiếp điện ở vị trí phía dưới hai bên hông tàu.
Trước đó, ngày 11/8, Tổng thầu Trung Quốc đã tự ý mời người dân đi thử tàu, và in thẻ lên tàu dùng song ngữ Việt – Trung, nhưng tiếng Trung in trước và to hơn tiếng Việt, điều này đã gây phản ứng trong dư luận. Ngay sau đó, chủ đầu tư đã phải họp khẩn với tổng thầu để nhắc nhở, yêu cầu không tái phạm
Sự việc trên xảy ra chỉ ít ngày, khi hồi đầu tháng 8, cũng tại dự án trên, các nhà thầu đã gắn biển tên các ga cũng với song ngữ Việt – Trung, trong đó chữ Trung đặt trước và to hơn chứ Việt. Ngay sau đó tấm biển này cũng phải tháo bỏ vi dư luận phản ứng.
Dự án metro Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) có tổng chiều dài hơn 13km, với 12 ga. Dự án có tổng mức đầu tư 868,04 triệu USD, trong đố vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam 198,42 triệu USD. Tàu thiết kế tốc độ 80km/h, nhưng trước mắt khai thác 35km/h, với khoảng cách các đoàn tàu 3-5 phút. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa, sức chữa mỗi đoàn tàu hơn 900 người (tương đương sức chứa 12 xe buýt lớn). Ngoài tuyến metro Cát Linh – Hà Đông, hiện Hà Nội đang thi công tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội, 6 tuyến khác đang nghiên cứu xây dựng.
Trao đổi với Tiền phong, đại diện Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT, chủ đầu tư metro Cát Linh – Hà Đông) cho hay: Tàu sử dụng cho tuyến metro này chạy bằng điện. Hệ thống điện sức kéo gồm 2 đường cấp điện độc lập và dự phòng lẫn nhau. Khi một trong hai đường điện bị ngắt, đường điện còn lại sẽ tự động cung cấp liên tục cho đoàn tàu.
Xác suất mất điện cả 2 đường dây cùng lúc rất thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, khi tàu đang chạy cùng lúc cả hai đường điện cùng ngắt, tàu sẽ tự động dừng lại.
Khi tàu dừng lại, tàu sẽ tự động kích hoạt hệ thống hãm khẩn cấp (sử dụng hãm khí nén). Khi đó, nguồn điện dự phòng khẩn cấp (ắc quy) sẽ được bật để đảm bảo hoạt động trong khoảng thời gian từ 30 - 45 phút của hệ thống: Điều khiển, tín hiệu bảo vệ, thông gió, chiếu sáng, đóng mở cửa (ít nhất 1 lần)...
Khoảng thời gian trên đủ để các đơn vị liên quan tổ chức cứu hộ, sơ tán hành khách, kéo tàu đến điểm đỗ gần nhất.
Với metro Cát Linh – Hà Đông, hệ thống cấp điện sức kéo cho tàu được thiết kế nối từ trạm sẽ cấp điện cực dương trực tiếp lên ray tiếp xúc chạy song song bên cạnh đường tàu chạy. Đoàn tàu lấy điện từ ray tiếp xúc để hoạt động thông qua cần tiếp điện ở vị trí phía dưới hai bên hông tàu.
Trước đó, ngày 11/8, Tổng thầu Trung Quốc đã tự ý mời người dân đi thử tàu, và in thẻ lên tàu dùng song ngữ Việt – Trung, nhưng tiếng Trung in trước và to hơn tiếng Việt, điều này đã gây phản ứng trong dư luận. Ngay sau đó, chủ đầu tư đã phải họp khẩn với tổng thầu để nhắc nhở, yêu cầu không tái phạm
Sự việc trên xảy ra chỉ ít ngày, khi hồi đầu tháng 8, cũng tại dự án trên, các nhà thầu đã gắn biển tên các ga cũng với song ngữ Việt – Trung, trong đó chữ Trung đặt trước và to hơn chứ Việt. Ngay sau đó tấm biển này cũng phải tháo bỏ vi dư luận phản ứng.