Sáp nhập nhiều trường ĐH, CĐ

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết như vậy tại buổi họp báo do Bộ này tổ chức chiều 5/3. Theo Thứ trưởng, thời gian qua mạng lưới các trường phát triển quá nóng, mở trường ồ ạt dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

> Tuyển sinh Đại học: Không thể để điểm sàn quá thấp

> Sẽ thay đổi điểm sàn trong kì thi tuyển sinh ĐH
> Thủ tướng chỉ đạo xem xét kiến nghị của trường tư

Thứ trưởng Ga cho biết, thời gian vừa qua, mạng lưới các trường ĐH, CĐ phát triển quá nóng, ngành GD-ĐT đã mở ồ ạt trường, trong khi cơ sở vật chất và đội ngũ không theo kịp để đảm bảo chất lượng, nên ngành GD-ĐT sẽ không đề cập tiêu chí về số lượng mà chú trọng chất lượng.

Để giải quyết tình trạng này, Thứ trưởng Ga cho hay, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 400 sinh viên/1 vạn dân sẽ phải tính toán lại. Nghị quyết TƯ 2 nhấn mạnh chuyển mô hình phát triển các ĐH theo quy mô sang chiều sâu, chất lượng. Do vậy, sắp tới Bộ đề xuất với Chính phủ quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH. Theo đó, ngành GD-ĐT sẽ hoạch định rõ từ nay đến 2020 có bao nhiêu trường, mở bao nhiêu và giảm bớt bao nhiêu trường… sắp tới có khả năng sẽ sáp nhập một số trường lại để có trường lớn hơn, đủ năng lực tuyển sinh và đủ uy tín để tránh hiện tượng có địa phương có tới vài ba trường ĐH tranh nhau tuyển sinh. Tuy nhiên, trước mắt khẩn cấp giúp các trường ngoài công lập tuyển đủ chỉ tiêu và đảm bảo hoạt động.

Giảm thuế cho trường dân lập

GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH,CĐ NCL cho biết: “Nghị định 69/2008/NĐ-CP năm 2008, trong đó có điều khoản nêu rõ: "Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa. Nhà nước có nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhà nước áp dụng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở thực hiện xã hội hóa để khuyến khích đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ...". Trên thực tế, cho đến nay phần lớn các văn bản trên đều chưa được thực hiện.

GS Quân khẳng định: “Điều hệ trọng cấp bách hiện nay là nếu không có những thay đổi kịp thời thì trong vài năm tới chắc chắn một loạt trường ngoài công lập phải đóng cửa, hoặc phá sản; làm nản lòng các nhà giáo và các nhà đầu tư đang hoặc sẽ có ý định tham gia hoạt động giáo dục đào tạo”.

Trả lời về vấn đề này, thứ trưởng Ga cho biết: “Để được hưởng ưu đãi về thuế, các trường ngoài công lập phải đảm bảo 55 m2/sinh viên nhưng đến nay không có trường nào đủ điều kiện để được ưu đãi nên vẫn phải đóng đủ 25% thuế. Tuy nhiên, trên cơ sở đề nghị của Hiệp hội Bộ GD-ĐT đã báo cáo Chính phủ và gửi công văn tới Bộ Tài chính đề nghị không quy định trường phải đảm bảo có đủ 55 m2/sinh viên nữa mà tất cả các cơ sở đào tạo ngoài công lập được phép hoạt động và tuyển sinh sẽ chỉ đóng 10% thuế để các trường có thêm điều kiện về tài chính, hoạt động tốt hơn.

Theo Đăng lại