> Hiệp hội doanh nghiệp: Tay không bắt… giặc?
> Hiến pháp phải để toàn dân hiểu
Trong đó, lãnh đạo hội có tới 83% là cán bộ từng công tác ở cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhà nước, có tới 26 chủ tịch hiệp hội nguyên là thứ trưởng các bộ.
Có thể kể ra như: Bộ trưởng Thông tin&Truyền thông Lê Doãn Hợp vừa rời ghế bộ trưởng, làm Chủ tịch hội truyền thông số; Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, khi nghỉ hưu làm Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam; Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự làm Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam; Cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, nghỉ hưu làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn; Cựu thống đốc Cao Sỹ Kiêm làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Một quan chức từng làm chủ tịch một hiệp hội tiết lộ, có hai lý do khiến nhiều cựu quan chức ở Việt Nam ngồi vào ghế chủ tịch các hiệp hội: Một là bản thân những người vận động thành lập hội cũng muốn mời những quan chức để lợi dụng ảnh hưởng, dễ vận động chính sách, dễ xin kinh phí cho hội hoạt động; Hai là bản thân quan chức nghỉ hưu, nhiều người cũng muốn có chốn lui tới hằng ngày để đỡ bị hụt hẫng và vẫn có điều kiện tiếp tục xài chùa...
Từ hai lý do đó, đẩy các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam đến hậu quả, bộ máy chủ chốt già nua và hoạt động thì vẫn mang đậm dấu ấn của cơ quan hành chính.
Cũng chính vì thế, mục tiêu lập hội, để kết nối các doanh nghiệp cùng ngành hàng, đoàn kết phát triển, phần lớn không đạt được.
Nên số lượng hiệp hội ngành hàng, thì đông nhưng không mạnh, phần lớn những mục tiêu cao đẹp được đặt ra khi lập hội, được ghi trong điều lệ hội chỉ tồn tại trên giấy.
Với thực tế ấy, hiệp hội DN ngành hàng tại Việt Nam ngày càng bị méo mó, vô tình trở thành sân sau của quan chức hưu.