Chủ nhiệm ủy ban TC-NS Phùng Quốc Hiển:
Phải có cơ chế chống độc quyền
> Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Bỏ thì dở, giữ thì không hay
> Buông lỏng quản lý kinh doanh xăng dầu
> Bộ Tài chính 'bác' chuyện bất đồng với Bộ Công Thương
Với mặt hàng xăng dầu, dự luật giá sẽ điều chỉnh theo hướng nào, liệu có chấm dứt được tình trạng tranh cãi giá xăng dầu như giữa Bộ Tài chính và Công thương?
Xăng dầu là mặt hàng cần có chính sách bình ổn, biện pháp là dùng quỹ bình ổn giá. Còn chuyện tranh cãi vừa qua xuất phát từ cơ chế hiện nay. Muốn chấm dứt tình trạng này, phải công khai, minh bạch từ luật đến nghị định, thông tư. Còn nếu chưa rõ ràng, sẽ dẫn đến xung đột lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Nếu không hài hòa lợi ích, bên nặng, bên nhẹ thì xung đột sẽ còn diễn ra.
Để chống độc quyền xăng dầu, dẫn đến sự thao túng về giá, vấn đề mấu chốt vẫn là chống độc quyền trong phân phối?
Việt Nam đã có Luật chống độc quyền để ngăn chặn việc này. Tuy nhiên, phải hiểu thêm rằng đối với các mặt hàng quan trọng như điện, xăng dầu thì vấn đề điều hành giá, độc quyền, vai trò của nhà nước… là vấn đề của nhiều nước, kể cả nước phát triển. Việt Nam có một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, dẫn đến những bức xúc về độc quyền thì lâu dài sẽ phải có cơ chế để chống độc quyền để đảm bảo lợi ích 3 phía nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Hiện Bộ Tài chính có đủ điều kiện để kiểm tra các doanh nghiệp xăng dầu mà không cần phải trông chờ vào sự tự giác báo cáo của doanh nghiệp?
Tôi thấy Bộ Tài chính đã bắt đầu quyết liệt. Nhưng không nên so sánh với thời kỳ trước là chưa quyết liệt. Đối với vấn đề giá xăng dầu, các ý kiến góp ý trái chiều, mâu thuẫn nhau là cần thiết. Không có chuyện bí mật nguồn cung để đảm bảo an ninh năng lượng. Tất cả những việc gì liên quan đến đời sống, sản xuất của người dân và doanh nghiệp thì phải công khai, minh bạch.