Những công việc cực khổ phía sau các món đồ hi-tech

Khi người sử dụng đăng một bức ảnh lên mạng xã hội, gửi tin nhắn cho bạn bè, tải ứng dụng... thì cũng đang có những người âm thầm biến các hoạt động đó thành hiện thực.

Những công việc cực khổ phía sau các món đồ hi-tech

Khi người sử dụng đăng một bức ảnh lên mạng xã hội, gửi tin nhắn cho bạn bè, tải ứng dụng... thì cũng đang có những người âm thầm biến các hoạt động đó thành hiện thực.

 Ảnh: minh họa - Internet
 

Avadis Tevanian, cựu Phó chủ tịch về phần mềm của Apple, khen CEO Apple Tim Cook là chuyên gia trong vấn đề cung ứng, sản xuất. "Kết quả nói lên tất cả. Đã có sản phẩm nào trên thế giới đạt sản lượng như thế (như iPhone 5) chỉ trong một thời gian quá ngắn chưa?", Tevanian nhận xét.

Việc cho ra lò hàng triệu smartphone trong thời gian "siêu tốc" đồng nghĩa với tình trạng công nhân phải làm việc ngoài giờ, đứng lắp ráp thiết bị hàng tiếng không nghỉ... Chỉ mới tuần trước, hàng nghìn công nhân trong dây chuyền sản xuất iPhone 5 đã đình công.

Trước đó, không ít các vụ tự tử đã được ghi nhận khiến Foxconn phải chăng lưới khắp khu ký túc. Và khi người tiêu dùng lo ngại vỏ iPhone dễ bị trầy xước thì công nhân tại Foxconn cũng phải căng mình để đáp ứng các tiêu chuẩn trong việc lắp ráp sản phẩm Apple cũng như hàng loạt thiết bị khác (máy chơi game Xbox 360, laptop...) nhưng lại không được trả công thỏa đáng.

Trang Joy of Tech cũng chia sẻ bức tranh vui về công việc mà khiến nhiều người có thể phải vào viện vì "tẩu hỏa nhập ma" này.
 

Vượt qua khỏi khuôn khổ nhà máy, có một công việc khác được xếp vào một trong những nghề đáng sợ nhất thuộc mảng công nghệ là bảo dưỡng tháp di động. Họ phải trèo lên đỉnh tháp cao nghìn mét để lắp đặt, sửa chữa và nhất là phải đảm bảo an toàn và nhớ đem theo đầy đủ các dụng cụ cần thiết, vì chỉ cần thiếu thứ gì đó là họ sẽ phải lặp lại một hành trình dài.

Rác thải công nghệ cũng luôn là vấn đề nhức nhối ở nhiều nơi trên thế giới. Các nước nghèo đang trở thành nơi "xả rác" của những quốc gia phát triển. Video của tổ chức Greenpeace mô tả sự độc hại trong quá trình tái chế máy tính đã ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân như thế nào tại Ấn Độ:

Sự cực khổ không hẳn về thể xác mà có thể là cả về tinh thần. Kiểm soát nội dung trên Internet là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ dàng. Các thuật toán, các bộ lọc nội dung luôn có những lỗ hổng, do đó cần có sự can thiệp của con người. Một cựu nhân viên Google đã mô tả trên trang Buzz Feed về một năm ông "chìm" trong những mảng tối nhất của Internet:

"Tôi ăn ba bữa miễn phí ở Google mỗi ngày. Họ cung cấp mọi thứ tôi cần. Bố mẹ tôi rất tự hào khi thấy tôi làm việc ở công ty lớn như thế. Khi tuyển dụng, họ nói công việc của tôi là xử lý các nội dung nhạy cảm. Nhưng tôi đã không hình dung được một trong những phần sốc nhất chính là đối phó với các nội dung khiêu dâm liên quan tới trẻ em. Theo luật, bạn phải gỡ bỏ hình ảnh đó trong vòng 24 tiếng và phải thông báo với nhà chức trách. Ở Google, chẳng ai muốn làm việc đó cả. Tôi rà soát mọi sản phẩm của Google như Google Images, Picasa, Orkut, Google Search... để lọc tầm 15.000 hình ảnh "đen" mỗi ngày. Tôi không biết chia sẻ cùng ai. Tôi không thể mang nó về nhà để trút lên đầu bạn gái và khiến mọi chuyện trở nên nặng nề. Tôi xoay sở được trong khoảng 8-9 tháng. Nhưng rồi khi một nhân viên ở một tổ chức liên bang đưa cho tôi xem một số bức ảnh, tôi chỉ thấy ở đó sự đen tối. Thực ra, những tấm hình đó hoàn toàn vô hại, mô tả sự vui đùa giữa cha và con. Vì thế, tôi hiểu mình phải đi điều trị tâm lý".

Theo Vnexpress

Theo Đăng lại