Những bí ẩn chưa có lời giải về vụ khủng bố 11/9

14 năm trôi qua sau ngày nước Mỹ chứng kiến vụ khủng bố khiến hơn 3.000 người thiệt mạng, dư luận vẫn thắc mắc về nhiều vấn đề chưa có câu giải đáp thích đáng.
Máy bay thứ 2 do không tặc khống chế chuẩn bị đâm vào tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới (WTC) ngày 11/9/2001. Ảnh: AP

1. Vì sao Washington cho phép rất nhiều công dân Saudi Arabia, bao gồm nhiều người trong gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden, rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9?'

Báo cáo của Ủy ban 11/9 cho biết, sau khi không phận New York mở cửa trở lại, 6 chuyến bay chở phần lớn công dân Saudi Arabia đã rời Mỹ từ ngày 14 đến 24/9/2001. Một chuyến bay cất cánh ngày 20/9 chỉ chở 26 khách, phần lớn là họ hàng của Osama bin Laden.

Sự việc này khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc vì những người có thể cung cấp thông tin nhiều nhất cho nhà điều tra lại được phép rời khỏi nước Mỹ. Ông Jack Cloonan, cựu chuyên viên nhóm điều tra al-Qaeda của FBI và CIA, cho rằng tên trùm khủng bố rất có thể đã liên lạc với một người trong số này.

Tuy nhiên, Richard Clarke, người phụ trách đội xử lý khủng hoảng ở Nhà Trắng ngay sau vụ khủng bố, khẳng định hành động của Washington là hợp lý. Theo Clarke, việc để những người Saudi trở về quê hương nhằm giúp họ tránh khỏi làn sóng trả thù của những người quá khích trong nước.

2. Những người có nghĩa vụ bảo vệ an ninh nước Mỹ không bị trừng phạt mà còn được thăng chức.


Nhiều tuần, hoặc nhiều tháng sau vụ 11/9, Mỹ không kỷ luật bất kỳ quan chức nào có trách nhiệm dự báo hoặc bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc tấn công. Trên thực tế, phần lớn họ đều được thăng chức.

Một trong những nhân vật điển hình bao gồm đại tướng không quân Richard Myers. Vào thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hugh Shelton đang trên máy bay đến dự một cuộc họp của NATO. Do vậy, cấp phó của ông Shelton là Richard Myers trở thành người quản lý Bộ Quốc phòng trong tình huống khủng hoảng, chủ trì việc ngăn chặn 4 chiếc máy bay thương mại bị không tặc gây ra thảm họa.

Một trong những nhân vật điển hình bao gồm đại tướng không quân Richard Myers. Vào thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hugh Shelton đang trên máy bay đến dự một cuộc họp của NATO. Do vậy, cấp phó của ông Shelton là Richard Myers trở thành người quản lý Bộ Quốc phòng trong tình huống khủng hoảng, chủ trì việc ngăn chặn 4 chiếc máy bay thương mại bị không tặc gây ra thảm họa.

Đầu tháng 10/2001, ông Myers chính thức được thăng bậc trở thành tổng tham mưu trưởng liên quân

3. Vì sao chính quyền Bush muốn né tránh điều tra toàn diện vụ 11/9?

Thời gian đầu, Nhà Trắng không thành lập ủy ban điều tra để nghiên cứu về hậu quả và các yếu tố, lỗ hổng của lực lượng an ninh, tình báo Mỹ đã dẫn đến vụ khủng bố. Trải qua một thời gian dài đối mặt với làn sóng phản đối gay gắt từ gia đình của hàng nghìn nạn nhân, Tổng thống George W. Bush mới phê chuẩn việc thành lập ủy ban điều tra, người phụ trách là ông Henry Kissinger.

4. Vì sao Không quân Mỹ không hành động?

Trước thời điểm khủng bố, Cơ quan quản lý hàng không liên bang (FAA) duy trì việc hợp tác với NORAD để triển khai chiến đấu cơ nếu một máy bay đi chệch khỏi lộ trình và ngắt tín hiệu với kiểm soát không lưu. NORAD đã điều động máy bay chiến đấu 67 lần từ tháng 9/2000 đến tháng 6/2001.

Tuy nhiên, không tiêm kích nào xuất phát trong suốt 90 phút trước khi các máy bay đâm vào tòa tháp hoặc rơi xuống trụ sở Bộ Quốc phòng. Giới quan sát an ninh cũng cho rằng việc Lầu Năm Góc, căn cứ đầu não của nền quân đội lớn nhất thế giới, hoàn toàn không có biện pháp ngăn ngừa trong hơn một tiếng trước khi trở thành mục tiêu tấn công là điều kinh ngạc nhất.

5. Những kẻ không tặc vẫn còn sống?

Một trong những bí ẩn lớn nhất của vụ 11/9 là về số phận những kẻ khủng bố. 19 tên này được cho là thành viên của al-Qaeda, chủ yếu là công dân Saudi Arabia. Vài ngày sau vụ tấn công, BBC đưa tin một số tên khủng bố vẫn sống sót an toàn.

“Waleed al-Shehri là một trong số 5 người mà FBI cáo buộc anh ta cố tình điều khiển phi cơ của American Airlines lao vào tòa tháp WTC. Tuy nhiên, lúc này anh ta đang khẳng định sự vô tội ở Casablanca, Morocco”, BBC đưa tin ngày 23/9/2001.

Bản tin của BBC cũng tiếp tục đề cập về Abdulaziz Al Omari, một trong những kẻ tấn công khác trên chuyến bay Amerrican Airlines. Theo đó, Omari tự xưng là một kỹ sư ở Saudi Arabia và bị mất hộ chiếu khi du học ở thành phố Denver, bang Colorado.

Tờ nhật báo Asharq Al Awsat trụ sở tại London (Anh) cũng đăng bài phỏng vấn Saeed Alghamdi vào cuối tháng 9/2001. Alghamdi là một trong những nghi phạm khủng bố trong danh sách mà nhà điều tra Mỹ công bố.

Đến nay, 7 trong số 19 đối tượng mà Mỹ cáo buộc là không tặc vẫn sống sót sau những vụ tấn công kinh hoàng khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng. 

Theo Theo Zing