Chẳng hạn, trên 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn H.pylori; tương tự, tỷ lệ này chiếm từ 75 - 85% trong bệnh loét dạ dày; 95 - 100% ở bệnh loét tá tràng; còn trong biến chứng thủng loét DD-TT thì sự hiện diện của loại vi khuẩn này chiếm từ 80 - 95% trường hợp. Ngoài ra HP còn làm tăng 2-6 lần nguy cơ và là yếu tố nguy cơ chính ở 65-80% ca ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong.
Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, tiệt trừ thành công vi khuẩn H.pylori sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Vì vậy, khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét DD-TT, chúng ta cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid. Tuy nhiên, vấn đề kháng thuốc của H.P đang có khuynh hướng gia tăng và thật sự gây khó khăn cho việc điều trị.
Chính vì vậy, giải pháp các chuyên gia y tế đưa ra để tránh tình trạng HP kháng thuốc là phải sử dụng phác đồ phối hợp và đúng liều 2 kháng sinh tối thiểu trong 7 ngày. Ngoài ra phải kết hợp với các thuốc kháng tiết axít mạnh để tạo điều kiện tối ưu cho kháng sinh phát huy tác dụng.
Sau đợt điều trị nếu HP âm tính thì phải dùng các thảo dược có tính ức chế vi khuẩn HP để ngăn ngừa tái nhiễm vi khuẩn và tái phát viêm loét dạ dày. Và hiện nay Nano Curcumin đang được các chuyên gia y tế kỳ vọng là một kháng sinh thiên nhiên đặc trị vi khuẩn HP do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh.
Thực tế, nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, thực hiện năm 2009 đã chứng minh curcumin có khả năng chống lại cả 65 chủng lâm sàng của Helicobacter Pylori, đồng thời giúp phục hồi nhanh các tổn thương dạ dày do H.pylori gây ra. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của Curcumin trong việc điều trị viêm loét dạ dày và mở đường cho các nghiên cứu về việc xác định tính chất kháng sinh của curcumin.
Cũng theo các nhà khoa học bệnh nhân viêm loét dạ dày nên sử dụng Nano Curcumin sẽ đem lại hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với Curcumin thông thường do cải thiện được sinh khả dụng đường uống và khả năng xâm nhập tốt vào tế bào. Tuy nhiên mặc dù năm 2005, bằng sáng chế đầu tiên của Nano Curcumin được cấp nhưng đến năm 2013 mới chỉ có 9 nước trên thế giới sản xuất thành công Nano Curcumin do việc chế tạo đòi hỏi trình độ nhân sự chuyên môn cao và kỹ thuật, máy móc hiện đại.
Tại Việt Nam, đến tháng 9/2013, sau 8 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Viện hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN (Viện HLKHVCNVN) mới tuyên bố sản xuất thành công Nano Curcumin từ nguồn Curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng trồng trong nước, với chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ.
PGS.TS Phạm Hữu Lý, phó chủ tịch hội đồng khoa học, Viện HLKHVCNVN, chủ nhiệm đề tài cho biết “Nano Curcumin do viện sản xuất có kích thước 100nm, độ tan trong nước đạt 10%, sinh khả dụng khi dùng đường uống lên tới 95%, mang lại hiệu quả gấp 40 lần tinh nghệ thường”.
Hiện nay, nguồn nguyên liệu Nano Curcumin đã được chuyển giao cho công ty dược trung ương sản xuất thành công viên nang mềm CumarGold, với giá thành bằng 1/5 các chế phẩm Nano Curcumin của nước ngoài và nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân.