Tọa đàm cận kề ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và đây cũng là dịp để bàn thảo đề án nghiên cứu về hạnh phúc của người Việt Nam. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên nhắc đây là dịp tập hợp ý kiến chuyên gia ở nhiều lĩnh vực quanh chủ đề nghiên cứu và tìm giải pháp xây dựng con người, gia đình và cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam.
“Nghiên cứu về hạnh phúc cần hai con đường-sự chính xác của khoa học và sự mơ hồ bằng cảm nhận văn hoá văn chương. Tại sao mấy chục năm về trước đói rét khó khăn hơn bây giờ nhưng rõ ràng chúng ta hạnh phúc hơn. Sự lo âu sự bất trắc, sự lo ngại, sự hoảng sợ, hoang mang ngờ vực tăng lên rất nhiều.
Chưa kể mức độ phạm tội ở các loại lứa tuổi lên đến đỉnh điểm. Trước kia cũng có giết người nhưng giết người bây giờ ở đỉnh điểm của mức độ phạm tội và những vấn đề khác”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.
Chưa bao giờ trong gia đình các giao kết giữa các thành viên trong gia đình bị phá vỡ như bây giờ. Một điều nữa con người không còn cảm giác trước vẻ đẹp nữa. Hãy thử xem trong một ngày có lúc nào chúng ta dừng lại một khoảnh khắc cho sự mơ mộng lãng mạn hay sự mơ hồ nào đó chen vào không”.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Đi tìm lời giải, Nguyễn Quang Thiều chỉ ra con người thời nay đánh mất những điều quan trọng. “Đánh mất sự giao cảm với thiên nhiên người ta dần đánh mất mối giao cảm với con người. Điều này gây nên sự cô độc và bất hạnh cho dù vật chất đầy đủ. Đang mất dần đi mối giao cảm chia sẻ giữa con người với con người. Chưa bao giờ trong gia đình các giao kết giữa các thành viên trong gia đình bị phá vỡ như bây giờ. Một điều nữa con người không còn cảm giác trước vẻ đẹp nữa. Hãy thử xem trong một ngày có lúc nào chúng ta dừng lại một khoảnh khắc cho sự mơ mộng lãng mạn hay sự mơ hồ nào đó chen vào không”, anh nói.
Anh nhắc lời nhà thơ Ko Un Hàn Quốc miêu tả con người hiện đại dần bị hoang hóa vì đánh mất khả năng tiếp thụ đời sống tinh thần “Ngày ngày chúng ta trở về nhà/Như bò sát trở về đầm lầy của chúng”. Người Việt theo lời anh không hiếm bộ phận không tìm thấy mục đích sống.
Một trong những giải pháp Nguyễn Quang Thiều nhắc tới chính là nền tảng thẩm mỹ và nhân văn. “Văn học có nhiệm vụ cân bằng lại mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người, giữa con người với con người, giữa vật chất bên ngoài với thế giới nội tâm, cân bằng lại sự rung cảm về cái đẹp. Chỉ khi con người mang nhân tính, tính cảm xúc và sự sẻ chia yêu thương dâng hiến mới mong hạnh phúc được”, Nguyễn Quang Thiều nói.
Đánh giá quan niệm hạnh phúc của người Việt dưới góc độ tôn giáo, GS.TS Hồ Sỹ Quý, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng: “Người Việt quan niệm hạnh phúc một cách thực tế, nhị nguyên, chiết trung và ba phải. Người Việt thực tế nhưng không đến mức thực dụng, lúc nào cũng coi trọng đời sống tâm linh nhưng chưa đạt đến mức cuồng tín, háo danh nhưng không cực đoan”.
PGS.TS Lê Ngọc Văn (Viện Nghiên cứu Giới và phát triển) nói thế giới coi nghiên cứu về hạnh phúc là khoa học thực thụ để giúp chính phủ hoạch định và điều chỉnh chính sách phát triển bền vững. “Hạnh phúc là khái niệm mờ không dễ nắm bắt, thế giới dùng nhiều từ để nói về hạnh phúc nhưng từ chúng ta dùng hiện nay không trùng với thế giới”, TS Văn nói.
Việt Nam đến nay hầu như chưa có nghiên cứu khoa học nào tương xứng về hạnh phúc, trong khi các kết quả đánh giá chỉ số hạnh phúc của thế giới dành cho Việt Nam chưa phù hợp. Ông cho rằng việc sớm xây dựng bộ chỉ số đánh giá hạnh phúc của người Việt không chỉ là thực hiện cam kết quốc tế, nó giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách.