Tình trạng nghiện game online (trò chơi điện tử trực tuyến) trong giới trẻ ngày càng nghiêm trọng và gây hậu quả khôn lường cho xã hội. Rất nhiều trường hợp suy kiệt sức khỏe, bỏ học hành và việc làm, thậm chí xung đột gây thương vong … do nghiện game gây ra. Mới đây nhất, tại Nghệ An, một cháu bé 5 tuổi đã bị một thiếu niên nghiện game online bắt cóc và trói tay dẫn đến tử vong. Vụ việc như hồi chuông cảnh tỉnh cho tình trạng nghiện game trong giới trẻ hiện nay.
Tọa đàm: “Nghiện game online - Hậu quả khôn lường” có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia sức khỏe, tâm lý và đông đảo học sinh trung học.
Tọa đàm tập trung thảo luận 3 nhóm vấn gồm: Thực trạng về việc sử dụng game online hiện nay trong giới trẻ. Những tác động tiêu cực, không mong muốn do việc lạm dụng (nghiện) game online gây ra; Vấn đề quản lý game online, những quy định, chế tài của pháp luật liên quan đến kinh doanh, sử dụng game online. Thực tiễn quản lý game online hiện nay và những vấn đề bất cập; Vấn đề chữa trị, những giải pháp nhằm định hướng, hỗ trợ cho giới trẻ tự điều chỉnh trong việc sử dụng game online.
Đặc biệt, tại tọa đàm sẽ có người thật, việc thật với chia sẻ của một em học sinh nghiện game đang điều trị tại trường IVS cùng thầy giáo của mình...
Buổi Toạ đàm được tường thuật trực tiếp trên báo Tiền Phong điện tử (tienphong.vn) cùng các chuyên trang Sinh viên Việt Nam (svvn.tienphong.vn), chuyên trang Hoa Học Trò (hoahoctro.tienphong.vn), livetream trên fanpage báo Tiền Phong, fanpage trường ĐH Nguyễn Tất Thành....
Báo Tiền Phong nhận được sự đồng hành của các đơn vị: Công ty Cổ phần Tập đoàn Merap, Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS), Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường THPT Thành Nhân.
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
16/06/2020 08:13
16/06/2020 08:18
Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả là nhà quản lý, chuyên gia uy tín hoạt động trong các lĩnh vực liên quan, gồm: ông Lê Minh Dũng, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM; ông Đặng Lê Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS), nhà tâm lý, chuyên gia giáo dục trị liệu nghiện game; BS Nguyễn Văn Ca, Trưởng Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 175; Ths Nguyễn Thị Huỳnh An, giảng viên Bộ môn Tâm lý học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; TS.Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Trường Đại học An ninh Nhân dân.
16/06/2020 08:20
Tiết mục văn nghệ của cô giáo Lê Thanh Thoa, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Thành Nhân, mở đầu chương trình tọa đàm "Nghiện game online - Hậu quả khôn lường".
16/06/2020 08:32
16/06/2020 08:34
Khách mời và các học sinh Trường THPT Thành Nhân tham dự buổi tọa đàm.
16/06/2020 08:36
16/06/2020 08:48
16/06/2020 08:48
16/06/2020 08:51
ThS Bùi Quang Trung, Trưởng phòng truyền thông và Marketing Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết: Trong xu thế bùng nổ mạng Internet toàn cầu ngày hôm nay, game online được phát triển với tốc độ rất nhanh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người chơi.
“Nhiều bạn trẻ khi say mê vào game thì sẽ quên ăn quên ngủ, thậm chí ngồi nhiều giờ trong một tư thế ở các phòng chơi game. Với những cách chơi game như vậy sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả cho chính những người nghiện game. Vì các bạn đang ở độ tuổi đẹp nhất để phát triển bản thân, tâm lý bị thay đổi bởi các hành vi trong game dẫn đến các hành vi bạo lực, hành vi cướp giật… gây ra những hậu quả tổn thất cho chính gia đình và xã hội rất là lớn thủ phạm chính là các bạn game thủ” – Ths Trung nhìn nhận.
Theo Ths Trung, tọa đàm của báo Tiền Phong chia sẻ với các bạn trẻ, học sinh những góc nhìn, những hiểu biết sâu hơn về hậu quả của game online. Làm sao để ngăn chặn được tình trạng nghiện game ở giới trẻ? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và trách nhiệm của phụ huynh người nhà và cần sự hỗ trợ đến từ chính các thầy cô giáo viên ở trường.
16/06/2020 08:54
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà làm công tác giáo dục đã chia sẻ những mặt tích cực cũng như những mặt trái, tiêu cực của game online, gây tác hại không nhỏ đến cộng đồng và đặc biệt giới trẻ. Các chuyên gia cũng bàn giải pháp làm thế nào để phát huy mặt tích cực, khắc chế những tiêu cực, đồng thời năng cao khả năng tự vệ của giới trẻ khi tham gia sử dụng game online…
16/06/2020 08:54
16/06/2020 08:58
16/06/2020 09:19
Ths Nguyễn Thị Huỳnh An nêu quan điểm: Vì sao tổ chức y tế thế giới (WHO) phải đưa bộ môn game online vào để nghiên cứu? Lý do là các chuyên gia đã thấy tác hại của game online rất lớn. Ở Việt Nam, thời gian qua xảy ra rất nhiều vụ án liên quan đến game online.
"Chúng ta cứ vào mạng đọc báo là thấy xuất hiện nhiều tin tức như: nam sinh bị đâm chết tại phòng game, mâu thuẫn chơi game, nhóm thiếu niên chém nhau cũng vì game…" - Ths An nhìn nhận, đồng thời lấy ví dụ một vụ án gây chấn động vừa qua, đó là một cậu học sinh THPT đã bị ám ảnh bởi thế giới ảo của game rồi thực hiện vụ bắt cóc bé trai 5 tuổi. Do bị trói tay 2 ngày cậu bé bị tử vong.
"Điều này cho thấy game online ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhiều lĩnh vực khác. Tác hại đầu tiên của game là ảnh hưởng đến kết quả học tập. Chơi game thức khuya nên không thể dậy đi học hoặc đi học trong tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi không tiếp thu được kiến thức. Lâu dần dẫn đến chán nản, bỏ học. Thứ hai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người chơi game. Khi tập trung liên tục vào game với những hình ảnh gây hưng phấn, sẽ khiến cơ thể bồn chồn mệt mỏi, mắt dần kém đi dẫn đến bệnh về mắt. Thứ ba, ảnh hưởng đến tinh thần. Khi người chơi game nhập tâm vào thế giới ảo, bên trong game sẽ từ từ tách rời xã hội bên ngoài. Luôn cảm thấy thế giới bên ngoài chảng có gì thứ vị. Sau đó, người chơi game sẽ rơi vào cô đơn, muốn xa lánh với những người xung quanh. Dần dần sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm, tâm thần...", giảng viên bộ môn tâm lý Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chia sẻ.
“Game online làm thay đổi hoạt động não bộ khi những hình ảnh tiêu cực của games liên tục nằm trong đầu người chơi, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội; ảnh hưởng việc cập nhật thông tin mới, không theo kịp công nghệ khoa học, kỹ thuật. Bởi vì người chơi games dành hết thời gian rảnh để chơi game online. Do đó, chúng ta đừng nuôi giá trị ảo mà đánh mất giá trị thật đầy ý nghĩa” – Ths An đúc kết.
16/06/2020 09:23
16/06/2020 09:33
Bạn B.N, học sinh Viện nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS) kể lại câu chuyện cai nghiện game của mình: "Ngày trước do nghe trên mạng xã hội nói có nhiều game thủ chơi và trở thành cao thủ, kiếm được tiền từ game online nên tôi và một số bạn nói với gia đình sẽ chơi game để kiếm tiền.
Tôi bắt đầu chơi game rồi nghiện, chơi 8 tiếng/ngày; dần dần chơi quên ăn quên ngủ. Sau đó tôi bỏ nhà đi, bố mẹ tìm về nhốt trong nhà. Tôi tìm cách trốn ra ngoài, trong người chỉ có 50.000 đồng, chơi được một buổi thì hết tiền. Làm gì để có tiền chơi game tiếp, chả lẽ đi cướp giật? Sau đó tôi quyết định đi tìm việc làm. Tuy nhiên, đi làm kiếm tiền rất vất vả, một ngày chỉ kiếm được khoảng 100.000 đồng để ăn uống và chơi game. Sau đó được gia đình tìm về và đưa vào trường cai nghiện game” –N kể.
Sau hơn nửa năm trong trường, N bắt đầu quen với môi trường sống trong trường và dần dần quên được game online. Trong quá trình học tại trường, N được các thầy cô trong khuyên bảo, gia đình động viên để có động lực có thể cai game. “Chỉ vì mê game mà mình bỏ gia đình, bỏ đi ước mơ, bỏ cả tương lai của mình. Nếu mình không sớm nhận ra và không được sự quan tâm của các thầy cô thì bây giờ có thể mình đang sống lang thang ở một nơi nào đó, hoặc chết ở đâu đó rồi”, N chia sẻ tại buổi tọa đàm.
16/06/2020 09:35
16/06/2020 09:37
Chia sẻ câu chuyện cai nghiện cho các game thủ, ông Đặng Lê Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS), nhà tâm lý, chuyên gia giáo dục trị liệu nghiện game kể: “Tôi cùng ăn, ngủ cùng với người nghiện game, tôi thấy rằng khi một ai đó chơi game online thì rất khó để nghỉ chơi. Khi đứa con nghiện games thì ông bà, cha mẹ dù có nói gì cũng như 'nước đổ lá môn'. Thầy cô giáo có dùng các hình phạt nào thật nặng để xử lý học sinh nghiện game thì chỉ càng làm học sinh chán nản, nghỉ học. Bởi vì, một người đã nghiện game online mà không biết cách chữa trị thì rất khó xử lý. Một số gia đình phải cho con đi du học cũng với lý do con cái ở trong nước chán nản chuyện học hành muốn bỏ học và sa vào những cuộc chơi không lành mạnh, trong đó có game online. Game online nguy hiểm vô cùng nên chúng ta phải tuyệt đối tránh xa. Một người nghiện games chẳng khác gì nghiện ma túy. Tôi mong các em học sinh nếu có chơi game thì chỉ chơi ở mức giải trí, rơi vào khoảng thời gian tối đa 30 phút với những trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn khai thông trí lực. Đặc biệt tránh xa những game bạo lực".
“Game online là bóng đêm phủ đầy tương lai của con người, nhất là đối với các em học sinh, sinh viên. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, game online như một ly nước có độc, nếu chúng ta uống ly nước độc chẳng khác nào ta tự sát và người chơi game được ví như người uống nước có độc” – ông Lê Anh nhấn mạnh.
16/06/2020 09:39
16/06/2020 09:41
Tôi cùng ăn, ngủ cùng với người nghiện game, tôi thấy rằng khi một ai đó chơi game online thì rất khó để nghỉ chơi. Khi đứa con nghiện games thì ông bà, cha mẹ dù có nói gì cũng như 'nước đổ lá môn' - ông Đặng Lê Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS)
16/06/2020 09:50
Theo BS Nguyễn Văn Ca, Trưởng Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 175, chơi game thì thấy vui, nhưng sau khi hết vui thì không biết làm gì nên quay lại chơi game.
Các nhà sản xuất game lại rất biết cách để thu hút người chơi trở lại chơi game. BS Ca cho rằng, nghiện game dẫn đến nhiều bệnh. Ngồi chơi game quá lâu, các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể xảy ra như chuyển hóa đường, mỡ dẫn đến béo phì. Thứ hai là cơ quan sinh dục sẽ bị giảm cung cấp máu do tư thế ngồi lâu dẫn đến vô sinh. Tác hại về tinh thần rất khủng khiếp, người chơi game bị giảm trí nhớ, cảm xúc bị biến đổi dẫn đến bồn chồn khó chịu, cáu kỉnh, nhân cách bị biến đổi. Game tạo cho người chơi cảm giác chiến thắng ảo, ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ đang phát triển.
Có một cháu bé bị nghiện game online, ngoài những dấu hiệu thông thường như mất ngủ, cảm xúc, nhận ra hành vi bạo lực vì khi đòi bố mẹ nâng cấp điện thoại để chơi game nhưng không được đã cầm điện thoại ném vào mặt mẹ. Game online là chất độc vô hình, khi sa vào thì gặp rất nhiều hậu quả. Nhưng khi các bạn có thể nhận ra và dừng lại kịp thời thì các bạn sẽ dứt ra được.
Về hướng điều trị, BS Ca cho rằng: “Nghiện game online có những bệnh rất khó điều trị, có những bệnh rất dễ điều trị, nếu phát hiện sớm thì điều trị sẽ dễ hơn và đặc biệt là phải tạo ra môi trường điều trị thuận lợi cho người nghiện. Hiện nay, trên địa bàn TPHCM vẫn chưa có nhiều cơ sơ điều trị phù hợp với cai nghiện game và chưa có sự liên kết giữa các cơ sở. Việc điều trị mang tính cá thể hóa, tùy từng trường hợp khác nhau chúng ta áp dụng biện pháp khác”.
16/06/2020 09:53
16/06/2020 09:55
16/06/2020 10:11
Ở góc độ quản lý, ông Lê Minh Dũng, Trưởng phòng Bưu chính-Viễn thông Sở TTTT TPHCM cho biết, pháp luật có quy định đối với người chơi game online. Người chơi game có thể sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi: Mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng; Lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Ngoài ra, người chơi game mua bán tài khoản, vật phẩm game sẽ bị phạt tối đa 3 triệu đồng.
Đồng thời, cá nhân khi chơi trò chơi điện tử G1 sẽ phải đăng ký đúng thông tin cá nhân, nếu không sẽ bị phạt cảnh cáo. Người chơi không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng còn bị phạt tiền từ 600.000 - 1 triệu đồng.
Cơ sở kinh doanh game bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 có nội dung: Kịch bản có hình ảnh hoặc âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn, kích động bạo lực, thú tính, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; Phá hoại truyền thống lịch sử; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Miêu tả các hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố, hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán trẻ em, đánh bạc và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác.
16/06/2020 10:12
16/06/2020 10:17
16/06/2020 10:26
TS.Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Trường Đại học An ninh Nhân dân chia sẻ kinh nghiệm để không “lậm” vào game: “Kinh nghiệm của tôi là khi vừa mua điện thoại, tôi khóa hết các trò chơi có trong máy. Như vậy chúng ta sẽ không bị ám ảnh bởi những trò chơi đó nữa”.
Theo TS Lâm, tác hại của game thậm chí nguy hiểm hơn cả ma túy. Ai dùng ma túy thì ngay lập tức gây hậu quả nhưng game thì không phải, đến thời điểm mà xác định nghiện game gần như không còn đường lùi. Nghiện game tạo ra tư tưởng hiếu thắng, nếu thua thì tạo tư tưởng cay cú. Nếu chơi game thì những mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm sẽ dần biến mất, quên bố mẹ, gia đình, người thân, bạn bè, điều này cực kỳ nguy hiểm.
Theo TS Lâm, game online là một “món ăn tinh thần” song nếu không kiểm soát, không làm chủ được sẽ rất nguy hiểm… Việc chơi và nghiện game quá mức sẽ dễ làm cho người chơi, đặc biệt là người trẻ mê muội, suốt ngày bị “ám th”ị bởi những tình huống, trận chiến, vật phẩm… trong game. Điều này làm cho giới trẻ không còn thời gian để suy nghĩ, hành động những công việc tích cực khác.
Thực tế cho thấy, thuật ngữ “game online” thường song hành với thuật ngữ “overnight”, bởi khi đã sa đà vào việc chơi game thì người chơi thường không có điểm dừng. Hệ quả là không chỉ hao mòn về sức khỏe, mà đầu óc sẽ bị chai cứng, đờ đẫn. Hiện nay, một xu hướng của việc nghiện game mà tôi thấy rất rõ, chính là việc thay bằng việc con người sẽ “điều khiển” máy móc thì bây giờ chính máy móc đã “điều khiển” con người, biến người chơi game như một vật thiêu thân. Lúc này, máy móc, điện thoại đã trở thành chủ thể chủ động, còn con người lại rơi vào thế bị động. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi sẽ rất làm cho người chơi game rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
Dưới góc nhìn xã hội học, tôi cho rằng nghiện game là một hiện tượng xã hội “gần gũi” với hiện tượng tội phạm. Bởi lẽ, nếu nghiện game, sẽ có thể phát sinh vô vàn những tình huống: Không có tiền chơi game sẽ nghĩ ra cách để có tiền (như trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người); bố mẹ không cho chơi có thể dẫn đến cáu gắt, khó chịu, chửi bới, thậm chí giết cả bố mẹ; khi mua bán các vật dụng liên quan đến các trò chơi có thể dẫn đến những bất đồng, xung đột giữa các cá nhân, nhóm… dẫn đến những hậu quả khó lường.
“Hệ lụy của việc nghiện game chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, song theo tôi, gia đình có lỗi lớn nhất trong chuyện này. Bởi lẽ mỗi cá nhân luôn sống trong một gia đình, và họ luôn có 'bước khởi đầu' của việc nghiện game, mà “bước khởi đầu” đó đều do gia đình. Chẳng hạn, con cái không ăn, cách mà nhiều gia đình thường áp dụng là cho trẻ chơi game để ăn; hoặc cách để bố mẹ thư thái khi ngồi uống cà phê mà không bị trẻ quấy chính là việc 'giao hẳn' điện thoại cho lũ trẻ; khi trẻ khóc, cách nhiều bố mẹ hay dùng là 'hay để bố/mẹ cho con chơi game nhé'. Điều này dường như đã trở thành phổ biến, rất phổ biến.
Vậy nên, cách tốt nhất là mỗi thành viên trong gia đình, nhất là bố mẹ phải có cách giáo dục, dạy con khoa học, kiểm soát hợp lý và hiệu quả khi con sử dụng điện thoại, chơi trò trực tuyến như: Đặt giới hạn thời gian khi cho con chơi game (nếu con vi phạm cần có hướng xử lý thích hợp); cho con đọc những bài báo, xem những clip nói về tác hại của nghiện game; tuyệt đối không sử dụng những hình thức “khen thưởng” bằng việc cho chơi game; sắp xếp thời gian đưa con đi chơi những địa điểm, trò chơi bổ ích; sớm nhận diện những dấu hiệu nghiện game của con cái để có cách xử lý thích hợp; bản thân cha, mẹ không chơi game hoặc chơi game trong thời gian phù hợp để nêu gương cho con cái…” – TS Lâm tư vấn.
16/06/2020 10:27
16/06/2020 10:38
Thạc sĩ Nguyễn Thị Huỳnh An, giảng viên bộ môn tâm lý Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng, giá trị thật quan trọng hơn giá trị ảo. “Từ nay về sau các em cần ý thức đầy đủ giá trị bản thân mình. Sự hiện diện của các em đã là giá trị, nên các em cần đầu tư học tập, tư duy xu hướng nghề nghiệp, tạo ra giá trị cho xã hội, giá trị trong nhân cách sống của mình. Chúng ta cần xác định và ý thức được giá trị bản thân trước, không cần những giá trị ảo trong game. Rất mong các bạn, các em ý thức rằng bản thân mình đầy giá trị và có ý thức mục tiêu để phấn đấu. Tôi xin nhắc lại, giá trị thật quan trọng hơn giá trị ảo” – Thạc sĩ An chia sẻ.
16/06/2020 10:45
Thạc sĩ Lê Bá Long, Phó Bí thư Đoàn trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cho biết: "Tại trường ĐH Công nghiệp, ngoài tuyên truyền những tác hại của nghiện game online, chúng tôi còn tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động mang tính mềm mại, không khô khan để tránh nhàm chán, thu hút sự quan tâm của các em học sinh, sinh viên. Nhà trường tổ chức những buổi tọa đàm nhỏ để qua đó tạo điều kiện cho các em học sinh sinh viên giao lưu, tiếp thu những chia sẻ mang tính tích cực."
Thiếu tá Nguyễn Văn Đức – trợ lý thanh niên BV Quân y 175 cho biết, đối với học sinh, sinh viên, nhà trường cần có những chương trình dã ngoại, thể thao để giúp học sinh, sinh viên có sân chơi, không tìm đến các trò chơi gây hại. Tổ chức các hoạt động nhân ái để giúp học sinh, sinh viên cảm thấy yêu đời, không còn thời gian rảnh để nghĩ về những trò chơi không lành mạnh.
16/06/2020 10:48