Ngẫm ngợi Lũng Cú: Thông điệp của tiền nhân

TP - Truyền ngôn khi đức vua Trần Nhân Tông chán cảnh triều chính, ngài thư thái đủng đỉnh nói là đi ít bữa về an tọa ở Yên Tử. Thái sư Trần Thủ Độ ngóng mãi chả thấy ngài về, bèn cất công ngược đường tùng về mạn Đông Bắc.
Những máy ngoạm băm nát danh thắng - Ảnh: Xuân Tùng

Nghe thủng cái tâm lẫn tính cùng tình của nhà vua, Trần Thủ Độ thẳng đuột nhà vua ở đâu thì triều đình ở đó! Ở đó tức là phải có cung điện, phải có lớp lang kiến trúc của một thủ đô. Mà vậy phải cạo rừng thiêng Yên Tử đương xôm tụ các giai tầng thực vật, ấy là đương nói về hệ sinh thái của thế kỷ mười bốn để xây cất cung với điện!

Phật hoàng Điêu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông khi đó chưa đạt đạo với danh hiệu ấy (mãi mấy năm sau mới hiển cái danh đó) giật mình nghĩ ngay đến cái cảnh phá sơn lâm Yên Tử để dựng xây cung điện. Nghĩ ngay đến cái họa thiên đô. Chắc ngài phải dằn vặt lắm lắm đến cái nhiêu khê phiền toái khốn nạn của di họa môi trường. Để giữ rừng thiêng Yên Tử, ngài đành lỗi hẹn cùng những gốc xích tùng (giống thông đỏ hiện có tuổi thọ gần ngàn năm) Yên Tử ít năm rồi đành ngoan hiền theo ông Trưởng Ban tổ chức T.Ư Triều Trần thời điểm đó Trần Thủ Độ về Thăng Long! Nói đến Phật hoàng Trần Nhân Tông là phải định hình phải riết róng cho đám hậu thế thông tỏ thêm triết lý nhập thế của Ngài. Mà đâu xa chỉ mỗi 4 câu của bài thơ Cư Trần Lạc Đạo (ở trần mà vui đạo) cứ như những lời kệ vô ngôn mà rằng rịt sầm uất ngữ nghĩa sinh sắc.

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên/ Cơ tắc xan hề khốn tắc miên/ Gia trung hữu bảo lưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

(Sống ở trên đời tùy theo hoàn cảnh mà vui với đạo

Đói thì ăn, mệt thì ngủ

Của báu sẵn trong nhà khỏi tìm kiếm

Đứng trước cảnh vật mà vô tâm thì không phải hỏi Thiền là gì)

Bây giờ nhan nhản, dày rịt những trường phái môn đệ trúc lâm yên tử này khác. Những Thiền Viện những xây cất nguy nga nếu chẳng chiếm công thổ phá sơn lâm đâm hà bá thì cũng là tòa ngang dãy dọc xúc phạm nhạo báng môi trường. Cứ thiển nghĩ, cớ mần răng mà nhiều đền chùa hoành tráng là thế, hiện đại là vậy, những ngàn tỷ vạn tỷ chi phí xây cất nhưng vẫn thiếu tự tin vẫn có chút chi như sám hối khi phải giữ lại ngôi chùa cổ, đền cũ, cứ như gửi cho hậu thế một thông điệp cảm thông, nếu mai hậu có trách cứ là xổi lẫn vụng thì cũng là cái thế thời thế thời phải… thế!

Nếu như nghe theo lời khuyên hay tư vấn của ai đó như Giáo sư (GS) Lê Văn Lan chẳng hạn một cái đền thiêng nho nhỏ nép dưới chân ngọn núi xanh thờ  vị anh hùng Lý Thường Kiệt thì sẽ là hợp lý và toàn bích làm sao! Du khách sau khi hương khói ở Đền bồi hồi chiêm ngắm bốn chữ Hộ Quốc Tý Dân (Hầu hết Đền thờ Lý Thường Kiệt dưới gầm trời Nam đều có 4 chữ ấy và chắc Đền thờ nơi tột Bắc Tổ quốc cũng không ngoại lệ?). Để cùng nhau nhắc nhớ đến công đức hộ quốc tý dân (giúp nước chăm dân) của vị lương đống Lý Thường Kiệt dày dặn những tâm tài vào cái năm vời xa của thế kỷ 13 ấy. Để nhớ thêm sử thần thời Lê Trịnh là Ngô Thì Sĩ đã công tâm, hào sảng khi buông những dòng trong chính sử thế này.

Một số công trình đang phá vỡ cảnh quan khu cột cờ Lũng Cú - Ảnh: Xuân Tùng

c ta đánh nhau vi quân nưc Trung Hoa nhiu ln, t vua Nam Đế tr v trưc, vic đã lâu ri, sau này vua Ngô Tiên Chúa đánh Bch Đng, vua Lê Đi Hành đánh trn Lng Sơn, vua Trần Nhân Tôn  đánh đui Toa Đô, Thoát Hoan… Nhng trn đưc v vang đó là câu chuyn hãnh din ca nưc ta, nhưng đu là gic đến đt nưc, bt đc dĩ mà phi ng chiến. Còn đến đưng đưng chính chính đem quân vào nưc ngưi, khi đánh không ai đch ni, khi kéo quân v không ai dám đui theo, như trn đánh Ung Liêm này tht là đ nht võ công, t đy ngưi nưc Tàu không dám coi thưng chúng ta!

Sau khi lập bao chiến công hiển hách chủ động đánh sập mưu đồ xâm lược nước Nam từ bên kia biên giới, ngài đã cùng quân sĩ lặn ngòi ngoi nước hội quân ở vị trí cương vực chủ quyền quốc gia Lũng Cú (đối diện với huyện Ma Li Pho của Châu Văn Sơn tỉnh Quảng Tây) thiết lập đồn binh cùng hệ thống bố phòng. Điều lạ là đồn binh thuở ấy cũng là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ!  Đồng thời Thái úy Lý Thường Kiệt cho dựng một lá cờ trên đỉnh núi Rồng, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Nam.  Tương truyền cột cờ ấy gọt đẽo từ cây sa mộc cao trên 10 mét. Cờ được cắm trên đỉnh núi Rồng ở độ cao 1.700 mét sau này hậu thế lấy cái đỉnh ngọn núi ấy làm đỉnh chóp nón của bản đồ Việt Nam thuộc vĩ độ 23,15 phút Bắc!  Mãi đến năm 1887 ông Pháp mới cho xây mới cột cờ Lũng Cú và các đời sau này trùng tu sửa sang hoành tráng như bây giờ!

Công trình 'bạt núi' khu cột cờ Lũng Cú - Ảnh: Xuân Tùng

Xong việc cắm cờ chủ quyền, Ngài còn cho treo cái trống thực to ở đồn. Âm thanh của những hồi trống cầm canh như nhắc lương dân Việt ở Lũng Cú phải luôn cảnh giác. Và cái tai thính của lũ xâm lược có nghe được cũng phải dè chừng. Lũng Cú tiếng Mông là nương ngô. Nhưng được đọc chệch âm của từ Long Cổ mà ra. Long Cổ là cái trống của nhà vua. Nguyễn Huệ Quang Trung sau này khôi phục lại hệ thống đồn binh cùng nhịp trống cầm canh chủ quyền quốc gia ấy sau nhiều năm bị gián đoạn. Một điều thú vị là hai cái hồ chứa nước ngọt dưới chân cột cờ Lũng Cú có tên là Long Cư (nơi rồng ở)  Lũng Cú từ âm Long Cổ, Long Cư mà ra?  Nên chăng, nếu nói du lịch tâm linh ở mảnh đất thiêng Lũng Cú là phải bao hàm cả khái niệm văn hóa, là nói về niềm tin của mọi người chứ không cứ phải dựng chùa lớn và dựng Phật siêu to khổng lồ?  Nhưng biết làm sao được, cái gọi là du lịch tâm linh, động đến cụm từ ấy là không ít các nhà quản trị và cả không ít dân mình nữa phải nghĩ ngay nghĩ liền đến chùa đến tượng?! Và khối kẻ nghĩ ngay đến việc sinh lợi quy ra những tiền tươi thóc thật. Du lịch sinh thái Đồng Văn có lẽ đang hồi xôm tụ. 

 

Bữa ghé qua nhà Pao ở Lũng Cẩm nơi đoàn làm phim chuyện của Pao , bình quân mỗi ngày có hơn 400 du khách, vé bán  10 ngàn đồng /vé. Nhà Vương ở Sà Phìn gần 500 khách / ngày, vé bán 20 ngàn đồng/vé. Mà khách đã lên Đồng Văn đã ghé nhà Pao nhà Vương thì hầu hết đều cất công leo Lũng Cú. Hà Giang đã quyết khai mở dự án khu du lịch tâm linh. Tập đoàn Phúc Lộc đã quyết bỏ ra gần ngàn tỷ giai đoạn đầu để đầu tư cho công trình. Ai dám chắc là hai ông nhớn ấy sẽ miễn phí cho du khách khi tới Lũng Cú? Có thể là lý do tâm linh và kéo nhau đến với công trình có thể do cả tò mò lẫn hiếu kỳ nữa?      

Mở đường "bao vây" Lũng Cú - Ảnh: Xuân Tùng
 

Tháng 10/2010, hồ sơ công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu của UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Đây là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Theo quy định của UNESCO, sau 4 năm được công nhận, nếu địa danh không đảm bảo các yêu cầu về bảo tồn sẽ bị rút danh hiệu. Ngày 12/11/2014, Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO tái công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, giai đoạn 2015 - 2018. Nói dại mồm, cứ cái kiểu xâm hại và bành trướng như điểm dừng chân Panorama ở Mã Pì Lèng và tiến độ thi công quyết liệt ở Khu du lịch tâm linh ở Lũng Cú, một ngày xấu giời nào đó cái ông UNESCO nổi cáu rút phép thông công cao nguyên đá thì chưa biết sự thể sẽ ra sao? 

(Còn na)