Ngắm đàn lợn rừng trăm con 'tiền tỷ' miền sơn cước

TPO - Sau 6 năm đưa giống đàn lợn rừng về thả nuôi tại vùng đất miền núi xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), mỗi năm anh Giang đã cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
Mô hình chăn nuôi lợn rừng lần đầu tiên được anh Trần Nam Giang (SN 1977) đưa về chăn thả tại khu đồi rộng hơn 2ha của gia đình ở thôn 10, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Mảnh đất này từ bao đời nay chỉ phù hợp với chăn nuôi hươu, dê và trồng cam. Tuy nhiên, tận dụng diện tích đồi núi nhiều, anh Giang đã tìm hiểu và đưa mô hình lợn rừng về nuôi tại khu đất của gia đình.
 Mô hình bắt đầu từ năm 2014. Thời điểm đó anh Giang đầu tư nguồn vốn 150 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và 4 con lợn nái và 1 con lợn đực giống về nuôi thử nghiệm.
Sau 6 năm chăn nuôi, anh Giang đã có những kết quả hơn mong đợi. Từ 4 con nay anh Giang có tới 20 con giống.
Thức ăn cho loài lợn này ăn chuối và các loại củ quả được trồng tự nhiên.
Đàn lợn ăn cây cỏ, lá từ rừng.
Hiện tại ở đàn anh Giang còn hơn 140 con lợn cả lợn thịt và lợn giống.
Bình quân, mỗi năm 20 con lợn giống sẽ sinh sản được hai lứa. Mỗi lứa đạt từ 7-12 con. Sau 1 năm, đàn lợn sẽ được xuất bán.
Thức ăn của lợn rừng chủ yếu có sẵn trong vườn như chuối, cỏ, lá cây, rễ cây và các loại củ…
Theo anh Giang, lợn chủ yếu chăm sóc theo phương pháp hữu cơ. Hiện anh đang mở rộng quy mô chăn nuôi. Vườn đồi cũng được trồng hàng trăm gốc mít để phục vụ đàn lợn.
Mỗi năm, anh Giang xuất bán khoảng 200 con lợn rừng thương phẩm ra thị trường. Bình quân mỗi con nặng 40 kg, với giá bán ổn định 140 -170 ngàn đồng/kg. Theo tính toán, mỗi năm doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Trừ chi phí lãi từ 700-800 triệu đồng/năm.
Anh Giang cho biết, lợn rừng chủ yếu ăn các loại cây, quả và rau. Dễ chăm sóc, dễ nuôi nhưng cần phải kiểm tra thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại để tránh dịch bệnh. Anh còn trồng thêm những cây dược liệu nam để cho lợn ăn nhằm tăng sức đề kháng, phòng các bệnh tiêu chảy…

Đàn lợn được anh Giang chăm sóc theo phương pháp hữu cơ. Ngoài tiết kiệm chi phí còn thịt lợn xuất bán đảm bảo tiêu chuẩn. Anh Giang đang tiến tới xây dựng cơ sở sản xuất chế biến thịt lợn rừng trở thành sản phẩm OCOP của địa phương.