Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố 3 nhà khoa học là Eric Betzig (Viện Y học Howard Hughes, Đức), Stefan W.Hell (Viện Max Planck, Goettingen, Đức) và William E. Moerner (Đại học Stanford, California, Mỹ), đã đoạt giải Nobel Hóa học 2014.
Công trình đưa 3 nhà khoa học tới giải thưởng danh giá này, là công trình chế tạo kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải.
Eric Betzig, công dân Mỹ (sinh năm 1960) tại Ann Arbor, Mỹ. Stefan W. Hell, công dân Đức (sinh năm 1962) tại Arad, Romania. Và William E. Moerner, công dân Mỹ (sinh năm 1953) tại Pleasanton, Mỹ.
“Thất bất ngờ. Trước đó, tôi nghĩ rằng nghiên cứu về kính hiển vi của chúng tôi sẽ không được giải”, Stefan W.Hell phát biểu qua điện thoại.
Giải Nobel Hóa học 2013 thuộc về 3 giáo sư: Martin Karplus, Michael Levitt và Arieh Warshel, đến từ các trường Đại học danh tiếng của Mỹ nhờ những đóng góp giúp tái hiện cấu trúc và hoạt động của các tế bào protein một các chính xác, dựa trên những lập trình sẵn của máy tính.
Giải Nobel Hóa học 2014 bao gồm một huy chương vàng, một bằng khen và số tiền trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,2 triệu USD). Giải thưởng sẽ được trao cho 3 nhà khoa học kể trên vào ngày 10/12 tới.
Giải Nobel Hóa học là giải thứ ba được công bố trong mùa giải năm nay. Trước đó, chủ nhân giải Nobel Y học và Vật lý đã lần lượt được công bố vào các ngày 6 và 7/10.
Cũng tại Stockholm vào ngày 9/10 tới, Ủy ban Nobel sẽ công bố tên chủ nhân giải Nobel Văn học và ngày 13/10 – Nobel Kinh tế. Trong khi đó, giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 10/10 tại thủ odod Oslo, Na Uy.
Vài điều thú vị quanh giải Nobel Hóa học
105 giải Nobel Hóa học được trao từ năm 1901-2013
63 giải Nobel Hóa học được trao cho một chủ nhân duy nhất
4 phụ nữ nhận giải Nobel Hóa học
1 người- nhà khoa học Frederick Sanger nhận hai giải Nobel Hóa học, năm 1985 và năm 1980
35 tuổi là số tuổi người trẻ nhất nhận giải Nobel Hóa học- ông Frederic Joliot
85 tuổi là số tuổi người lớn nhất nhận giải Nobel Hóa học- ông John B.Fenn
58 tuổi là số tuổi trung bình của chủ nhân giải.