Theo đó, người thuộc hộ bị ảnh hưởng sự cố môi trường nếu học nghề sơ cấp, dưới 3 tháng trong năm 2017, 2018, được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học, tiền ăn 30 nghìn đồng/người/ngày, tiền đi lại 300 nghìn đồng/người/khóa học.
Người học trình độ trung cấp, cao đẳng nghề được hỗ trợ học phí: Năm học 2016-2017, mức hỗ trợ tối thiểu học trung cấp từ 470 - 680 nghìn đồng (tùy ngành học), cao đẳng tối thiểu từ 540 - 780 nghìn đồng (tùy ngành học); năm học 2017-2018, trình độ trung cấp từ 520 - 750 nghìn đồng, cao đẳng từ 590 - 860 nghìn đồng. Mức hỗ trợ tối đa với học trung cấp từ 1,225 - 3,08 triệu đồng (tùy ngành học), học cao đẳng từ 1,4 - 3,52 triệu đồng.
Trường hợp người học vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên sẽ được hỗ trợ mức vay tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng, lãi suất 6,6%/năm.
Ngư dân tại 4 tỉnh miền trung còn được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, với mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất cho vay hộ nghèo, áp dụng cho các khoản vay năm 2017 và 2018. Đồng thời, sẽ được ưu tiên lựa chọn làm việc ho các dự án, hoạt động khôi phục môi trường biển, phát triển du lịch địa phương.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyển dụng người lao động ở khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển trong năm 2017, 2018 cũng được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề. Mức hỗ trợ đào tạo tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học, hỗ trợ tiền ăn 30 nghìn đồng/người/ngày, tiền đi lại 200 nghìn đồng/người/khóa. Các cơ sở kinh doanh còn được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp cho người lao động.
Chi tiết mức hỗ trợ học phí cho người học trung cấp, cao đẳng nghề.
Người lao động tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung đi xuất khẩu lao động trong năm 2017, 2018, được vay 100% chi phí đóng cho các công ty phái cử lao động, lãi suất vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo; được hỗ trợ kinh phí học nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, visa, vé máy bay...
Theo khảo sát của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quản Trị, Thừa Thiên – Huế năm 2016, có khoảng 20.000 lao động bị ảnh hưởng, cần giải quyết việc làm.