> Tổng cục Dân số ‘khuyên’ phụ nữ sinh thêm con
> Người Hà Nội thu nhập bình quân 50 triệu đồng
Nhưng vì sao lại là TPHCM chứ không phải Hà Nội, Đà Nẵng? Đi tìm câu trả lời này không đơn giản. Trong các cuộc phỏng vấn, người ta thường có câu trả lời chung, rằng nuôi một đứa trẻ bây giờ tốn kém quá. Giá sữa, giá thực phẩm, giá thuốc, giá các loại sản phẩm dịch vụ cho trẻ không ngừng tăng và tăng rất nhanh so với thu nhập của cha mẹ.
Nhưng chắc chắn ngoài lý do này, việc người dân TPHCM “lười” sinh con còn ẩn chứa đằng sau nhiều lý do khác bởi chuyện tốn kém trong việc nuôi dạy trẻ thì các bậc cha mẹ ở những đô thị khác cũng phải đương đầu. Có lẽ có cả nguyên nhân từ yếu tố lối sống, quan niệm về sự hưởng thụ… Nhưng việc trả lời câu hỏi này, xin dành cho các nhà xã hội học.
Điều người viết bài lo ngại là khả năng hiện tượng này cũng sẽ xuất hiện ở các đô thị khác của Việt Nam bởi trong tiến trình đô thị hóa, cơ giới hóa, việc “lười” sinh con có thể xuất hiện ở cả những vùng nông thôn. Vấn đề là thời gian.
Sẽ ra sao nếu xuất hiện các thế hệ con một tại Việt Nam như đã từng xuất hiện ở Trung Quốc? Thế hệ mà như nhiều người nói, “nổi bật là tính ích kỷ, ít tin cậy, thiếu tự lập và bi quan”? Có phải ngẫu nhiên hay không, khi mà nước láng giềng đã phải ra luật để buộc con cái phải thăm nuôi cha mẹ lúc tuổi già?
Và kể cả khi người con ấy vẫn có chút hiếu đễ, thì một mình anh ta, ngoài việc gánh vác gia đình vợ con, còn phải lo cho cha mẹ mình, cha mẹ vợ bởi vợ anh ta cũng là con một.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, khác với Trung Quốc khi ở đó chính sách một con được đưa thành luật bắt buộc. Việc người dân không muốn sinh nhiều con có thêm lý do bắt nguồn từ sự thay đổi về quan niệm, về lối sống và đây là điều rất đáng suy ngẫm.