> Sáng tạo rớt nước mắt của thầy cô vùng cao
> Nghị định thua ‘lệ’ huyện, giáo viên bị cắt chế độ
TS Huỳnh Công Minh - nguyên GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM đưa quan điểm, các nhà giáo không nên dùng chữ “thương hiệu” trong công tác giáo dục (GD), nên thay bằng “học hiệu”.
Trong 100 người hiện nay, có gần 99 người có quan hệ mua bán, chỉ duy nhất một mình người thầy giáo là không mua bán. Vì vậy, người thầy đừng để ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của 99 người khác. Làm thầy giáo phải suy nghĩ ngôn ngữ của mình để thể hiện được ý kiến của mình.
Hiệu trưởng không giàu hơn người khác. Các thầy cô giáo đương nhiệm, các sinh viên sư phạm đã trót đã chọn nghề nhà giáo đừng nên nghĩ chuyện làm giàu.
“Nghề giáo giàu tình cảm mênh mông, chứ không phải giàu tiền bạc. Tất nhiên, nếu dạy tốt thì hệ quả sẽ có một cuộc sống tốt. Thầy giáo cũng phải hiểu nghề, hiểu đời, đừng “lấp la lấp liếm” những chuyện có tiền là nhào vào để xảy ra tình trạng như dạy thêm, tăng tiết, chia tiền vụng trộm rồi lại kiện cáo nhau làm mất đi thanh danh, phẩm chất người làm giáo dục” – lời thầy Minh.
Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ cho rằng, triết lý “Tiên học lễ- hậu học văn” đã có hàng chục năm nay. Thời chiến, với hình tượng anh Bộ đội cụ Hồ, ngành GD đã đào tạo ra nhiều con người thành công, có lòng nhân ái. Để đổi mới ngành GD hiện nay cũng cần có một hình tượng nhìn vào. Cứ hô đổi mới nhưng cụ thể là đổi mới như thế nào?
“Chúng tôi rất muốn đổi mới, nhưng mục tiêu, hình hài để chúng ta đổi mới là cái gì. Chúng tôi cần gấp những giá trị để có mục tiêu đổi mới, biết được hướng đi của mình” – thầy Trần Ái Việt nhấn mạnh.
Ý kiến khác phân tích, nếu trước đây, người Hiệu trưởng chỉ quan tâm đến việc học và thấy rất thành công khi trường tốt nghiệp 100% và nằm trong top 10 đậu ĐH thì hiện nay GD là phải rèn luyện cho HS trở thành con người toàn diện.
Thầy Dương Minh Châu, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Tấn Phát- Q7 cũng nêu ý kiến, muốn công việc đổi mới quản lý nhà trường mang lại hiệu quả cao hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu, cần điều chỉnh khung chương trình học “nói ít học nhiều”, giảm khối lượng kiến thức bác học, đưa vào nhiều giờ thực hành, vận dụng.
Trong khi đó, thầy Huỳnh Công Minh- nguyên GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh, muốn đổi mới căn bản về công tác của người Hiệu trưởng, tư duy cần được đổi mới trước một bước.
Mục tiêu của GD hiện nay sai lầm ở chỗ quá sa đà vào chuyện thi cử. Vì vậy ở các bậc mầm non, tiểu học cần chú ý đến việc dạy người, dạy những con người có năng lực. Khi đã xác định được mục tiêu dạy người, dạy năng lực chứ không phải giấy tờ, bằng cấp thì trong từng hành động của mỗi thầy cô giáo phải được trau dồi, chăm chút.
Theo Lê Huyền
Vietnamnet