> Vì sao mặt cầu Thăng Long nhanh xuống cấp?
> Tiến sỹ cầu đường nói về 'mặt cầu tai tiếng"
Từ tháng 7/2012 đến nay, mặt cầu Thăng Long được sửa chữa trên 14.000m2/tổng số 26.100m2 diện tích mặt cầu. Hiện tại còn trên 12.000m2 mặt cầu cũ, sau 4 năm khai thác đã xuất hiện nhiều vị trí hư hỏng, cản trở lưu thông và đe dọa mất an toàn giao thông.
Trên cơ sở đề xuất của cơ quan chuyên môn và Công ty Hall Brother (doanh nghiệp 100% vốn của Mỹ, đã thực hiện sửa chữa 14.000 m2 tại cầu Thăng Long), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng quyết định giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam kí hợp đồng với đơn vị này sửa chữa phần mặt cầu 12.000m2 và cào bóc thảm 2cm đối với toàn bộ mặt cầu Thăng Long (để tạo sự đồng đều, êm thuận cho toàn bộ mặt cầu).
Nhà thầu cam kết có thể thi công từ 300 – 500m mặt cầu mỗi đêm, như vậy chỉ sau 1 tuần có thể hoàn tất việc sửa chữa.
Cuối năm 2009, bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam sửa chữa toàn bộ mặt cầu. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi sử dụng, mặt đường xuất hiện nhiều vết nứt, lún, trượt. Nguyên nhân sau đó được Bộ GTVT xác định do thất bại trong chuyển giao công nghệ.
Tuổi thọ trung bình của mặt đường bằng chất liệu asphan khoảng 17 năm, tuy nhiên, mặt cầu Thăng Long phải làm lại gần như toàn bộ sau 4 năm sử dụng.