Kiểm tra cán bộ chủ chốt, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng

TPO - Đối tượng kiểm tra sẽ là những cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu và cán bộ, đảng viên công tác ở các lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm, tiêu cực, tham nhũng.

Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành quy định về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Về chế độ kiểm tra, đổi với tổ chức đảng: Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra hằng năm đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý, lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phân công các thành viên cấp uỷ, tố chức đảng kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý…

Đối với cán bộ, đảng viên, thường xuyên tự kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống gắn với việc thực hiện nhiệm vụ cán bộ, đảng viên, những điều đảng viên không được làm và chức trách, nhiệm vụ được giao.

Định kỳ hằng năm, cán bộ, đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống trước chi bộ, cấp uỷ, tố chức đảng, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế của Nhà nước, Mặt trận Tố quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội mà mình là thành viên. Tham gia ý kiến phê bình đối với đồng chí mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống…

Về thẩm quyền kiểm tra, cấp uỷ và ban thường vụ cấp uỷ các cấp (trừ chi uỷ) sẽ kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp mình.

Uỷ ban kiểm tra sẽ kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ cùng cấp theo sự phân công của cấp uỷ.

Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ: Kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý, lĩnh vực được phân công phụ trách…

Nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, quán triệt các nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của bản thân cán bộ, đảng viên; tinh thần yêu nước, kiên định thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về chống suy thoái, dao động về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đáng lưu ý về đối tượng kiểm tra, sẽ kiểm tra cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị; cán bộ, đảng viên công tác ở các lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm, tiêu cực, tham nhũng (công tác quản lý cán bộ; quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, rừng; đầu tư xây dụng cơ bản, tài chính, ngân hàng; điều tra, truy tố, xét xử; y tế, giáo dục...).

Hình thức kiểm tra, trước tiên là kiểm tra thường xuyên: Người đứng đầu cấp uỷ, cấp uỷ viên, người đúng đầu tổ chức đảng được phân công kiểm tra trực tiếp trao đổi, đối thoại vói đối tượng kiểm tra hoặc trao đổi, tìm hiểu thông qua cấp uỷ nơi sinh hoạt, nơi cư trú, người thân của đối tượng kiểm tra. Bản thân cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải thường xuyên tự kiểm tra.

Bên cạnh đó là kiểm tra đột xuất: Kiểm tra và kết luận kịp thời khi có sự việc đột xuất xảy ra hoặc khi có yêu cầu của tổ chức đảng cấp trên đối với cán bộ, đảng viên trong việc tu dường, rèn luyện đạo đức, lối sống; chủ yếu thông qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo hoặc kiểm tra việc vi phạm Quy định này.

Kiểm tra định kỳ: Căn cứ yêu cầu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị đế xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nội dung, dối tượng, thời gian và hình thức kiểm tra cho phù hợp.

Phương pháp kiểm tra là xây dựng kế hoạch từng cuộc kiểm tra; quyết định lập đoàn (tổ) kiểm tra và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong đoàn (tổ) kiểm tra; xây dựng đề cương kiểm tra. Đồng thời thông báo cho tổ chức đảng quản lý cán bộ, đảng viên được kiểm tra biết để phối họp; cán bộ, đảng viên được kiểm tra biết để chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra theo đề cương kiểm tra, cung cấp tài liệu cho đoàn (tổ) kiểm tra...