Hơn 120.000 nhà bị tốc mái do bão số 10

TPO - Bão số 10 đã làm 4 người chết, hơn 20 người bị thường, trên 120 nghìn nhà bị tốc mái, trong đó nặng nhất là Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đến nay, huyện Kỳ An (Hà Tĩnh) vẫn bị mất điện. 
Anh Hoà, chị Sâm là công nhân Fomusa. Mái nhà của gia đình anh chị bị bão thổi bay khiến cả rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất"

Sáng 16/10, Ban chỉ đạo Trung ương về phóng chống thiên tai cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt ở Hà Tĩnh để kiểm tra tình hình thiệt hại và chủ trị cuộc họp khắc phục hậu quả do bão số 10.

Đến sáng nay, bão số 10 đã làm 4 người chết (ở 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Qảng Bình và Thừa Thiên-Huế); 21 người bị thương, trong đó (Quảng Bình 10 người, Quảng Trị 9 người).

Theo số liệu ban đầu của các địa phương, số nhà sập do bão hơn 30 nhà, tuy nhiên, số nhà tốc mái trên 121.200 nhà, trong đó nặng nhất là Hà Tĩnh gần 70.000  nhà, Quảng Bình gần 50.000 nhà, Quảng Trị hơn 2.200 nhà, Huế hơn 600 nhà… Cùng đó, gần 6.300 nhà bị ngập (Hà Tĩnh gần 4.000 nhà, Quảng Bình 1.500 nhà, Hải Phòng 700 nhà, Nghệ An 65 nhà). Đến nay, nhiều phòng học, công trình công cộng bị tốc mái, hư hỏng và một số thiệt hại khác chưa có số liệu thống kê.

Bão số số 10 cũng làm đổ một cột truyền hình bị đổ tại thị xã Kỳ Anh(Hà Tĩnh). Hơn 1.140 cột điện hạ thế bị đổ gãy, trên 1.700 cột bị nghiêng, chủ yếu của Quảng Bình và Quảng Trị.

Về tình hình cấp điện, tổng số khách hàng mất điện do ảnh hưởng của bão trên 1,3 triệu khách hàng, trong đó nặng nhất là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Tri, Quảng Nam....Đến nay, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hệ thống lưới điện 500KV, 220KV, 110KV đã khôi phục vận hành bình thường (trừ 1 cột 220KV tại đèo Ngang bị gãy đổ đang khắc phục nhưng không ảnh hưởng đến việc cấp điện).

Trong khi đó, hệ thống phân phối điện đã khôi phục gần như hoàn toàn cho các khách hàng tại các tỉnh. Riêng tỉnh Quảng Bình mới khôi phục được ở trung tâm thành phố Đồng Hới; các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh mới khôi phục ở các trung tâm tỉnh, huyện (trừ huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, bão cũng đánh chìm 10 tàu (Quảng Ngãi 4 tàu và Quảng Bình 6 tàu); 27 ghe máy, thuyền nhỏ bị chìm (Hải Phòng 1, Quảng Bình 11 và Thừa Thiên-Huế 15 chiếc).

Bao gây tan hoang nhiều nơi ở Nghệ An (Ảnh: Cảnh Huệ)

Do sóng lớn, kết hợp với triều cường đã gây nhiều sự cố đê biển, kè dọc các tỉnh ven biển Bắc Trung bộ và Bắc bộ. Đến nay, đã có 27 sự cố đê biển (Thái Bình 3,  Nam Định 9, Ninh Bình 1, Thanh Hóa 6, Nghệ A 4, Hà Tĩnh 2, Quảng Bình 1 và Quảng Trị 1 ), với tổng chiều dài đê bị sạt lở gần 5,5 km, trong đó nặng nhất là Nam Định gần 2,7 km, Quảng Triị 2,4 km và Thanh Hóa gần 700 m...

Tổng chiều dài đê bị sóng tràn qua cũng dài gần 5,3 km (trong đó Nam Định gần 2,9 km, trong đó gây sạt lở mái đê phía đồng 2,7 km; Thanh Hóa gần 220m; Nghệ An 400m và Hà Tĩnh 2 km). Ngoài ra, nhiều tuyến đê sông cũng bị tràn, gây sạt trượt, chủ yếu là ở Nam Định, như: đê  hữu Ninh Cơ, đê Nam Quần Liêu (Nghĩa Hưng), Xuân Thành (Xuân Trường), Phương Định (Trực Ninh).

Về sản xuất nông nghiệp, gần 2.250 ha hoa màu bị hư hại (chủ yếu ở Nghề An gần 1.800 ha và một số địa phương như Quang Trị, Hải Phòng); số cây công nghiệp và cây ăn quá bị thiệt hại cũng gần 4.300 ha (chủ yếu ở Quảng Trị). Hiện các địa phương tiếp tục thống kê thiệt hại.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống đề nghị các địa phương tập trung cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên gia đình có người bị thiệt mạng, hướng dẫn đưa người dân đã đi sơ tán trở về nhà đảm bảo an toàn.

Cùng đó, các tỉnh cần xem xét tháo dỡ lệnh cấm biển để khôi phục sản xuất trở lại bình thường, hướng dẫn để khôi phục sản xuất nông nghiệp; khẩn trương huy động các lực lượng khôi phục hệ thống lưới điện để phục vụ dân sinh và sản xuất.