Việt Nam không có cơ chế quản lý phù hợp sẽ dẫn đến rủi ro thuế, khi lợi nhuận của các khoản đầu tư này sẽ không được giữ tại Việt Nam. Mặc dù ưu đãi thuế được sử dụng rộng rãi trong thu hút FDI tại Việt Nam, nhưng có ít bằng chứng cho thấy ưu đãi đó giúp tăng đầu tư hoặc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việt Nam thực hiện một số ưu đãi thuế lớn nhất (miễn thuế có thời hạn) với một số khoản đầu tư lớn, nhưng nếu không có ưu đãi thuế vẫn được các nhà đầu tư thực hiện, làm thất thoát nguồn thu của nhà nước.
Oxfam kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần rà soát chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (ưu đãi thuế, chuyển giá tập đoàn đa quốc gia), sao cho hệ thống này đem lại nguồn thu tối đa và không tạo ra bất bình đẳng. Đồng thời, hợp tác với các quốc gia khác (đặc biệt trong ASEAN), nhằm đặt một mức thuế thu nhập doanh nghiệp công bằng, lũy tiến, đóng góp cho lợi ích chung, và chấm dứt cuộc đua thuế…
Theo các chuyên gia ước tính, những hoạt động lợi dụng các “thiên đường thuế” gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Số tiền này đủ để tạo cơ hội cho 124 triệu trẻ em thất học được đến trường và cứu sống ít nhất 6 triệu trẻ em mỗi năm.
Báo cáo của Oxfam cũng liệt kê một số vùng lãnh thổ được xem là “thiên đường thuế”, như: Bermuda, Quần đảo Cayman, Hồng Kông, Quần đảo British Virgin… Như Tập đoàn Apple được Ireland cho hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 0,005% tại quốc gia này; Quần đảo British Virgin là nơi tọa lạc của hơn một nửa trong số 200.000 công ty “ma” do Mossack Fonseca thành lập - là một công ty luật có vai trò trọng tâm trong vụ bê bối Hồ sơ Panama… Oxfam cho biết, phân tích của họ chỉ ra 90% công ty lớn nhất thế giới hiện diện tại ít nhất một thiên đường thuế. Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 94 quốc gia trên thế giới hướng tới xóa đói giảm nghèo và bình đẳng.