Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã cùng cam kết tăng cường liên minh, tạo cơ hội huấn luyện và tập trận chung như một phần của nỗ lực nhằm có lập trường mạnh mẽ hơn trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực.
Trong cuộc họp gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã xác định một số mối quan tâm cụ thể đối với Trung Quốc: các hoạt động khiêu khích của nước này ở Biển Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết: “Để các lực lượng Mỹ và lực lượng tự vệ có thể thực hiện các nhiệm vụ, chúng tôi đã nhất trí về sự cần thiết phải tham gia các cuộc tập trận song phương phức tạp hơn, đồng thời tổ chức thêm các cuộc tập trận đa phương”.
Các cuộc thảo luận giữa hai bộ trưởng Lloyd-Kishi tập trung một số lĩnh vực chính, trong đó có luật hải cảnh mới đây của Trung Quốc cho phép Cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một diễn biến khiến Nhật Bản lo ngại vì Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này nhưng quần đảo vẫn là đối tượng tranh chấp trong nhiều năm. Từ năm 2012, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc đối đầu quân sự với Nhật Bản khi đưa tàu hải quân đến Senkaku/Điếu Ngư.
Đáp lại mối quan tâm của Nhật Bản, các quan chức Mỹ nhắc lại rằng Senkaku/Điếu Như là đối tượng của Điều 5 trong hiệp ước Mỹ-Nhật Bản và cụ thể là Mỹ phải bảo vệ Nhật Bản, theo một báo cáo của Lầu Năm Góc. Điều này gần như tương tự với một điều khoản phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm đảm bảo phản ứng tập thể trước bất kỳ cuộc tấn công thù địch nào.
Với sự hiện diện nhất quán và ngày càng tăng của mình ở Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ có điều kiện rất tốt để phản ứng trong việc bảo vệ Nhật Bản với các nhóm tấn công tàu sân bay, triển khai khí tài từ đảo Guam hoặc thậm chí là lực lượng đổ bộ để bảo vệ Nhật Bản khỏi bất kỳ hình thức xâm nhập nào của Trung Quốc.
Vị trí của Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông mang tính chiến lược quan trọng: Quần đảo này ở phía bắc Đài Loan, nhưng ở phía nam Nhật Bản. Liên minh Mỹ-Nhật vốn đã khá mạnh, nhưng bộ trưởng Austin hình dung ra nhiều khả năng hợp tác quân sự hơn.
National Interest dẫn lời ông Austin nói: “Chúng tôi đã có một liên minh rất mạnh mẽ với Nhật Bản và chúng tôi sẽ xem xét những cách mà chúng tôi có thể làm cho nó trở nên mạnh mẽ hơn.
Một trong những cách đó: Nhật Bản đang tiến hành thương vụ mua tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo trị giá hàng tỷ đô la. Các thương vụ vũ khí Mỹ khác bao gồm một số hệ thống vũ khí tác động cao như tên lửa đánh chặn SM-3, máy bay không người lái Global Hawk và hệ thống radar phòng thủ Aegis. Là một phần của việc nâng cao năng lực quân đội rất rõ ràng này, các nhà lãnh đạo Nhật Bản tiếp tục tranh luận về khả năng viết lại hiến pháp để mở rộng khả năng hoạt động và diễn tập quân sự nhằm hỗ trợ các mục tiêu phòng thủ.
Việc xây dựng quân đội của Nhật Bản đặt ra một số câu hỏi thú vị là liệu nước này, hiện đang đối mặt với môi trường thù địch ngày càng tăng và thay đổi nhanh, có thể thực sự sửa đổi Hiến pháp sau Thế chiến II năm 1947, vốn phủ nhận quyền triển khai rộng rãi lực lượng quân sự của nước này hay không.
Thật thú vị, một bài luận trong Báo cáo Baines từ năm ngoái cho biết Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản có thể đang lên kế hoạch thêm ngôn ngữ vào hiến pháp “quy định rõ quyền tự vệ của Nhật Bản”.
Điều này có thể dẫn đến sự cho phép cuối cùng của một số loại lực lượng tấn công? Vì lý do răn đe thuần túy? Rốt cuộc, đó không phải là tiền đề của lực lượng quân sự Mỹ: ngăn chặn chiến tranh bằng cách duy trì một lực lượng vượt trội mà những kẻ xâm lược tiềm năng chỉ đơn giản là không muốn đối đầu? Một triển vọng như vậy thực sự có thể có ý nghĩa để các nhà hoạch định chính sách của Mỹ ủng hộ, dựa trên sức mạnh của liên minh Mỹ-Nhật Bản và mức độ hợp tác công nghệ ngày càng tăng giữa hai nước. Có lẽ có ý nghĩa quan trọng nhất, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mạnh hơn có thể đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực đồng minh của Mỹ trong khu vực nhằm kiềm chế và chống lại Trung Quốc.