Thói quen sử dụng son môi
Chị Lê Quỳnh Hương (27 tuổi)- Hoàng Mai, Hà Nội có thói quen sử dụng son môi sau khi ra khỏi nhà. Hằng ngày, chị thoa son khoảng 3-4 lần, cứ mỗi lần son trôi thì chị lại gạt đi, tô lớp mới. Sau một thời gian, môi chị có hiện tượng thâm và bị nứt nẻ. Chị đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán chị bị nhiễm độc chì từ son môi không rõ nguồn gốc chất lượng. Một thời gian dùng thuốc, môi chị đã trở lại hiện tượng bình thường.
Chị Hương là một trong số rất nhiều người trẻ bị nhiễm độcchì từ thói quen dùng son môi. Vậy nên mọi người phải cẩn thận khi dùng son, dùng son có nguồn gốc xuất xứ và nên hạn chế dùng nhiều.
Mới đây, PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc TT Chống độc, BV Bạch Mai đã kiểm tra cho một nữ MC và kết luận cô bị nhiễm độc chì gấp 3 lần cho phép từ thói quen tô son môi màu đậm.
Theo BS thẩm mỹ da liễu Nguyễn Xuân Quang (trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện thẩm mỹ Quốc tế Hà Nội), những loại son môi càng rực rỡ, càng lâu phai thường có những thành phần hóa học giúp bám, ngấm màu lâu trên da.
Theo BS Quang, những loại son môi này thường sử dụng chì oxit và có độ chì cao hơn hẳn nhưng chị em phụ nữ châu Á thì rất chuộng dùng.
Chì trong son môi có thể gây ra các bệnh cao huyết áp, đau khớp, suy giảm trí nhớ. Những loại son có độ bám cao còn chứa nhiều chất Propylen glycol, gây ảnh hưởng không tốt cho não, gan, thận và là độc tố gây ung thư.
Nguy cơ nhiễm độc chì từ gói xôi vỉa hè
Sử dụng giấy báo bọc xôi là thói quen của nhiều người bán hàng. Đồng thời nó cũng là một hình thức để người bán hàng tăng lợi nhuận của mình lên bằng việc sử dụng nguyên liệu rẻ tiền. Tuy nhiên, ngay cả người bán hàng cũng không lường trước được những nguy hiểm từ tờ giấy báo mà mình đang sử dụng.
Một số nghiên cứu ở Trung Quốc và Đài Loan cho biết loại mực dùng để in báo chứa nhiều nguyên tố gây hại như: ethanol, isopropanol, toluen…đặc biệt là PCBs (Polychlorinated Biphenyls). Khi được làm khô chúng có đã giảm bớt khả năng gây hại nhưng với sức khỏe con người thì nó vẫn phát huy tác hại khôn lường khi bạn ăn phải hay hít phải chúng.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác ở Đài Loan, người ta cũng cảnh báo về tác hại sức khỏe của các kim loại nặng trong mực in báo. Thành phần chính của giấy báo là các tạp chất, hóa chất tổng hợp. Cùng với đó là loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao, trong đó nó có thành phần chì rất nặng.
Do chì không có khả năng hòa tan trong nước cũng như việc oxy hóa chúng là không thể nên khi chì được đưa vào cơ thể nó sẽ được các cơ quan như gan, thận, biểu mô mỡ nó sẽ bị tích trữ lại và gây hại. Theo các nhà khoa học thì có tới 0,1 – 1mg chất độc của chì trong 1kg giấy báo. Trong khi đó cơ thể người sẽ bị nhiễm độc khi lượng chì trong cơ thể lên đến 0,5 – 2mg chất độc của chì.
Tuy nhiên, việc sử dụng giấy báo để gói xôi, bọc bánh hiện nay lại vô cùng phổ biến khiến nguy cơ nhiễm độc chì ở những người thường xuyên ăn thực phẩm bọc bằng giấy báo là rất cao. Theo TS Nguyễn Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp thì chất chì trong giấy báo dùng đẻ bọc xôi, gói thực phẩm có khả năng gây suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,….
Nhiễm độc chì từ thói quen sử dụng bát đũa có hoa văn sặc sỡ
Theo nghiên cứu, những bát đũa có màu sắc hoa văn sặc sỡ thường có nguy cơ nhiễm độc chì cao.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, các sản phẩm gốm sứ bát đĩa… càng nhiều hoa văn sặc sỡ thì có hàm lượng chì càng cao.
Trong quá trình sản xuất bát đĩa, người sản xuất sẽ cho thêm chì vào nung để khi nung men và màu sẽ chảy ra nhanh hơn, từ đó giảm nhiệt độ nung, tiết kiệm năng lượng cùng chi phí sản xuất.
Chưa hết, việc sử dụng kim loại chì cũng giúp dễ tạo màu, giúp bát đĩa có hoa văn đẹp mắt và trở nên long lanh hơn.
Khi chúng ta sử dụng những loại bát đĩa chứa chì này, vô tình chì sẽ theo thức ăn đi vào cơ thể do quá trình thôi nhiễm vào thức ăn.