Trước hiện tượng giá vàng trong nước sụt giảm về mức dưới 33 triệu/lượng cuối tuần qua và nhiều người dân đem vàng đi bán. Ông nhìn nhận điều này thế nào?
Vì sao có tâm lý bất an người dân chúng lại đổ xô đi bán vàng? Bởi vì họ biết rằng vàng trên thế giới giảm. Họ sợ giá vàng sẽ giảm sâu nữa nên mới đem đi bán. Mấy năm nay, về cơ bản chúng ta đã thành công trong chặn hiện tượng vàng hóa nhưng có lẽ yếu tố tâm lý mang tính bầy đàn vẫn còn đó nên không tránh được việc có người lo lắng.
Theo ông, hiện số người muốn đầu cơ kinh doanh vàng ở Việt Nam còn nhiều không?
Đối với những người hiện tại đang cầm vàng, sự lo lắng rất lớn vì trên sổ sách họ đang mất tiền. Ai đang đứng ở “thềm” thị trường vàng đừng nên nhảy vào mà phải tiến đến “bãi đỗ” an toàn như gửi tiền ở ngân hàng hưởng lãi suất cao; đầu cơ vàng lúc này khá nguy hiểm vì vẫn còn đang biến động.
Ông NGUYỄN TRÍ HIẾU
Tôi cho là hiện số người kinh doanh vàng không còn nhiều, phần vì luật pháp; phần vì biện pháp xử lý chặn hiện tượng vàng hóa đã thành công. Hiện số người đầu cơ vàng còn lại chỉ là thiểu sổ. Số còn lại ngay cả những người giữ vàng như của ăn của để, khi thấy vàng xuống, họ cũng hết hồn luôn. Ngay cả những người dùng vàng như của để dành họ cũng bị rúng động khi thấy tài sản của mình bị quy đổi ra tiền đồng. Nếu vàng giảm thiệt hại 1-2 % đã là e ngại; 5% là rúng động mà giảm đến 10% thì đã là một mức vô cùng lớn; chưa kể những ngày qua, có quỹ đầu cơ vàng trên thế giới còn nhận định giá vàng có thể xuống dưới 1000 USD/Oz, nếu so với đỉnh 1850 USD/Oz vàng đã từng thiết lập; quả là không tưởng tượng được.
Có bán vàng mua USD?
Nếu có nhiều người dân bán vàng, số tiền quy đổi sẽ được rót vào đâu: bất động sản; chứng khoán, tiết kiệm hay ngoại tệ. Có không việc người dân bán vàng rồi lại “găm” đô la nhất là trong bối cảnh có dự đoán tỷ giá VND/USD vẫn có khả năng điều chỉnh?
Giá vàng giảm sâu thì VND tăng giá trị, nếu giá vàng giảm xuống thì tạo ổn định cho tiền đồng; nếu tiền đồng được ổn định thì tỷ giá VND/USD cũng được củng cố hơn. Tuy nhiên, tại thời điểm này, sự liên hệ tương quan giữa vàng và tiền đồng không chặt chẽ như thế. Còn đặt giả sử xảy ra tình trạng giá vàng tiếp tục rơi thì đến một ngưỡng tỷ giá trên thị trường tự do sẽ bị ảnh hưởng, đó là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cơ bản đó chỉ là tác động tâm lý còn tỷ giá chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô.
Với vai trò là cơ quan quản lý vàng, ngoại tệ, NHNN có nên giám sát hay can thiệp thị trường không?
Không nên. Hãy để thị trường tự vận hành theo cung - cầu của thị trường. Thị trường vàng không gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Điều NHNN cần làm là họ nên linh hoạt theo dõi diễn biến trên thị trường và phải lưu ý vấn đề nhập siêu, cán cân thanh toán; đồng thời yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng. NHNN nên có thông tin kịp thời khi thị trường cần. Hiện tại, giá vàng trong nước và thế giới đang đi theo hướng kéo chênh lệch ngày càng thấp (2,34 triệu đồng/lượng) xuống một cách tự nhiên chứ không có sự can thiệp nào.
Theo nhìn nhận của ông, từ nay đến cuối năm giá vàng biến động thế nào? Nên mua vào hay bán ra?
Có nên mua vào không? Lúc này không nên mua vào vì mình đã trong giai đoạn muốn cắt lỗ, thị trường đang xuống, vàng giảm sâu. Theo dự đoán chung, giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm đâu đó khoảng 10%. Bạn nên nhớ, không có thị trường nào xuống mãi cả. Tôi cho đó là ngưỡng giới hạn.
Một câu hỏi nhiều người lúc này quan tâm, có tiền đầu tư vào đâu?
Với chứng khoán dù tăng điểm nhưng chưa có sự ổn định; Thị trường Á châu hiện tại đang trông chờ xem chứng khoán Trung Quốc biến động thế nào. Với giới đầu tư họ đang quan sát bởi Việt Nam và Trung Quốc là những thị trường mới nổi. Còn bất động sản tuy hồi phục nhưng chỉ một vài phân khúc và chỉ những địa bàn có hạ tầng cơ sở tốt. Đối với những người hiện tại đang cầm vàng, sự lo lắng rất lớn vì trên sổ sách họ đang mất tiền. Ai đang đứng ở “thềm” thị trường vàng đừng nên nhảy vào mà phải tiến đến “bãi đỗ” an toàn như gửi tiền ở ngân hàng hưởng lãi suất cao; đầu cơ vàng lúc này khá nguy hiểm vì vẫn còn đang biến động.
Cảm ơn ông!