Công dụng của cây xương rồng không phải ai cũng biết

Không phải ai cũng biết rằng cây xương rồng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt nó còn là vị thuốc dùng để trị bệnh.
Công dụng của cây xương rồng không phải ai cũng biết. (Ảnh minh họa).

Theo Đông y, xương rồng nói chung có vị đắng, tính hàn và có độc. Xương rồng là một loài cây rất dễ trồng và được trồng ở nhiều hộ gia đình để làm cảnh, nhưng không phải ai cũng biết rằng nó có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt còn là vị thuốc để trị bệnh.

Chống lại bệnh ung thư

Lá xương rồng chứa phenolic và flavonoid, hai hợp chất chống oxy hóa hiệu quả. Những chất này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các gốc tự do có khả năng gây bệnh tim mạch và ung thư.

Giảm lượng cholesterol

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn lá xương rồng giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Các nhà khoa học Pháp cũng ủng hộ kết luận này sau khi thử nghiệm cho 68 phụ nữ ăn lá xương rồng trong bốn tuần, lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể họ đều giảm. Tác dụng này của xương rồng cũng được cho là sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim hiệu quả.

Chữa bệnh tiểu đường

Ăn lá xương rồng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu của các bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.

Nghiên cứu của Đại học Vienna trên 24 người bệnh không bị béo phì ăn lá xương rồng cho thấy, lượng đường trong máu họ giảm 11%, chứng tỏ tác dụng chữa trị của xương rồng với người bênh tiểu đường.

Giảm cân

Xương rồng là một loại thực phẩm chứa ít calorie và rất giàu amino acid, vitamin và chất khoáng.

Với 17 loại amino acid, trong đó có 8 loại thiết yếu, xương rồng cung cấp một nguồn năng lượng lớn trong khi chỉ chứa 16 calorie/100g.

Bảo vệ tế bào não

Dịch cây và quả xương rồng chứa hợp chất quercetin 3-methyl, một loại flavonoid có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh đáng kể. Hợp chất này sẽ bảo vệ các tế bào thần kinh trong não, từ đó bảo vệ não khỏi các tổn thương.

Tăng cường tiêu hóa

Ăn xương rồng sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người. Xương rồng nopal sẽ làm giảm mỡ tích tụ dưới da, tăng cường khả năng giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của ruột.

Loại thực phẩm giàu chất xơ này còn làm giảm các chất gây ung thư và tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

Giảm chứng viêm

Xương rồng chứa các chất chống viêm có tác dụng tốt với hệ cơ, hệ tim mạch, dạ dày, ruột và động mạch. Đồng thời nó chứa flavonoid thực vật giúp trung hòa các hợp chất có hại cho tế bào và giảm đau.

Trong xương rồng còn có chất chống viêm loét, giảm sưng phù và ngăn bạch cầu di trú.

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng

1. Trị đau lưng: Nếu bị đau lưng bạn hãy luộc xương rồng Opunitia để ăn.

2. Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi: Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…

3. Giảm sốt: Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể giảm sốt.

4. Chữa đau răng: Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra.

Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.

5. Chữa mụn nhọt: Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu.

Bạn Cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.

6. Làm hạ đường huyết: Bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn.

Theo Theo Ngày nay