> Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phân bón
> Nên sản xuất phân bón ít ảnh hưởng môi trường
Hội thảo do bốn đơn vị phối hợp tổ chức là Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ NN&PTNT.
Trao đổi với PV Tiền Phong bên lề diễn đàn, ông Nguyễn Hạc Thúy nói: “Chúng tôi đã nắm chắc được tỉnh mà ở đó hầu như cả tỉnh làm phân bón giả, nhưng chưa thể tiết lộ cụ thể danh tính ngay lúc này, chỉ biết là có một số tỉnh, nằm ở khu vực từ Quảng Bình trở ra. Hành vi làm giả là dùng bột đá đen trộn vào thay NPK”. Ông Thúy cho biết, sau hội thảo, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp “làm rõ trắng đen”, công bố danh tính tỉnh làm phân bón giả.
Tôi không bình luận gì về ý kiến của ông Thúy. Anh phải hỏi ông Thúy, tôi không phải là người toàn năng để biết tất cả mọi thứ, bình luận mọi thứ và chê trách tất cả mọi việc
Bên lề hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong xung quanh vấn đề “cả tỉnh làm phân bón giả” như ông Nguyễn Hạc Thúy nêu.
Ông Thúy nói rằng, có tình trạng lực lượng kiểm soát thị trường, cơ quan chức năng ở một số địa phương còn thỏa hiệp, đồng lõa với vi phạm của gian thương.
Ông nêu ví dụ lẽ ra phạt đúng, phạt đủ thì lực lượng chức năng thỏa hiệp “chia anh 50, tôi 50” để giảm số tiền lẽ ra phải phạt theo đúng quy định; hoặc khi phát hiện tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón nhái nhãn mác, thay vì xử lý, chính những người thi hành công vụ lại thông đồng với cơ sở sản xuất, kinh doanh phi tang dấu vết, nên khi lực lượng chức năng đến kiểm tra thì không phát hiện bất thường… Những tiêu cực đó góp phần làm cho tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường, ông Thúy nói.
Cũng bên lề hội thảo, trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương), ông Đỗ Thanh Lam, nói : “Tôi chưa được kiểm chứng thông tin ông Thúy (ông Nguyễn Hạc Thúy) nêu, nhưng đó là điều cần phải được nghiêm túc xem xét. Tình trạng sản xuất giả tràn lan như thế thì chứng tỏ là ghê gớm rồi... Tình trạng phân bón kém chất lượng như nói trên, trước nhất là quản lý của chúng ta có vấn đề”. Theo ông, các điều kiện sản xuất cần phải được xem xét lại, tại sao các cơ sở không đủ trang thiết bị, điều kiện vẫn sản xuất?
Phân bón làm bằng bột gạch, bột đá, đất sét…
Ông Nguyễn Hạc Thúy nói rằng, có hơn 100 cơ sở, tổ hợp nhỏ và trên 30 công ty làm phân bón giả, kém chất lượng bán ra trên thị trường 40 tỉnh thành. Ngoài bao bì đề NPK: 16, 18, 8, 13, tổng hợp hàm lượng 53% dinh dưỡng, nhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra thì tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ 2,99%. “Không khác nào đem đất chỗ này đến nơi khác bán cho nông dân”, ông Thúy thốt lên.
Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, cho biết: Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra 5.372 vụ, xử lý 1.390 vụ với tổng số tiền phạt trên 17,2 tỷ đồng, tịch thu 917 tấn phân bón các loại. Không ít vụ phân bón giả, kém chất lượng quy mô lớn bị phát hiện, đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an khởi tố. Tuy nhiên, kết quả bắt giữ như trên chưa phản ánh đúng thực tế vi phạm.
Theo ông Thúy, mùa hè 2013 cũng như hai năm liền trước đó, một số cơ sở sản xuất lấy vài thìa canh urê bột pha vào can 5 lít nước bán với giá 50.000 đồng/can, nói với nông dân là urê đậm đặc, bón vừa tốt cho đất, vừa kết hợp chống hạn ở vùng Tây Nguyên, Phú Yên, Yên Bái… Cty Miwon sản xuất phân bón MVL nước (gọi là urê nước) bán ra thị trường, khi nông dân mua về sử dụng thì một số cây chết, số còn lại không phát triển. “Tình trạng này kéo dài 2-3 năm nay, nhưng chưa có cơ quan nào xử lý”, ông Thúy nói.
Ngoài phân bón giả, kém chất lượng sản xuất trong nước, loại có nguồn gốc nước ngoài cũng tràn lan. Ông Thúy nói rằng, nhiều đơn vị không có tên trong hệ thống kinh doanh phân bón, nhưng cũng nhập khẩu các loại phân DAP, Kali, SA, sau đó vào bao giả nhãn mác các hãng phân bón nổi tiếng trong nước để tung hàng giả ra thị trường.
Cơ quan chức năng phát hiện các loại phân bón này thực chất phần lớn chỉ là bột gạch, bột đá, đất sét, bột cao lanh…, chỉ có một hàm lượng rất nhỏ dinh dưỡng. Chẳng hạn, kali ngoài bao bì đề 60%, nhưng chỉ có 12% độ đạm; DAP ngoài bao bì đề 64%, nhưng thực chất chỉ 18%; SA đề 24%, nhưng chỉ có 8%...
Phân bón giả, kém chất lượng khiến hoa màu chết hàng loạt, nông dân điêu đứng. Ông Thúy nêu ví dụ một công ty ở Tây Ninh mời nông dân huyện Cư Jut (Đăk Lăk) dự hội thảo giới thiệu phân bón. Khi đưa mẫu về dùng thử, nông dân nhận thấy chất lượng chấp nhận được. Khi đó, Cty quảng cáo và bán rộng rãi, nông dân mua trên 100 tấn về bón, kết quả là cà phê, ngô đều rụng lá chết hàng loạt. Đại diện nông dân và cơ quan chức năng đem mẫu đi kiểm định, kết quả là phân bón này có chất lượng ngang với đất.