Ga trung tâm Hà Nội được thực dân Pháp tiến hành xây dựng và khánh thành vào năm 1902 (cùng thời gian xây dựng cầu Long Biên), trước kia được gọi là ga Hàng Cỏ. Đây là trung tâm đầu não của các tuyến đường sắt liên vận quốc tế và tuyến đường sắt Bắc Nam.
Toàn cảnh khu vực ga Giáp Bát chạy song song với trục đường Giải Phóng (là ga đầu tiên phía Nam thủ đô, tiếp giáp gần nhất với ga Hà Nội) nhìn từ trên cao.
Đường sắt cạnh trục đường Lê Duẩn luôn luôn tấp nập phương tiện qua lại.
Biển báo và hệ thống còi tự động trong khu dân cư đông đúc với rất nhiều đường ngang dân sinh cắt ngang qua tuyến đường sắt.
Hệ thống đường sắt Việt Nam hiện tại vẫn chủ yếu chạy trên hệ thống đường ray khổ ngang 1m nên tốc độ di chuyển chậm.
Đường sắt uốn cong đi vào khu dân cư gần phố Khâm Thiên.
Nhà dân san sát với đường ray tàu hỏa là hình ảnh dễ thấy tại một số quận trung tâm Hà Nội.
Đường tàu cũng là sân chơi, nơi nghỉ ngơi của người già và trẻ nhỏ sống quanh đây.
Phía Nam ga Hà Nội, nơi tiếp giáp với đầu đường Khâm Thiên.
Đường sắt đi qua khu phố cổ Hà Nội đông đúc.
Du khách trẻ Hàn Quốc vui vẻ tạo dáng chụp hình trên đường ray tàu hỏa.
Hàng cơm bình dân ngay cạnh đường tàu, đoạn song song với phố Phùng Hưng.
Công nhân đang vận chuyển những thanh tà vẹt mới để sửa chữa và bảo dưỡng đường tàu ở khu vực trung tâm luôn tấp nập người xe qua lại.
Nét bình dị yên ả của một đoạn đường sắt trong nội thị.
Đường tàu chạy uốn quanh trên đoạn phố Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Những lúc không có tàu chạy qua, đường ray còn là nơi tập kết đồ đạc và cũng là nơi "nghỉ ngơi" của thú cưng.
Trong khu phố cổ, để có một nơi rộng rãi và thoáng mát thật là quá khó. Đường ray tàu hỏa là nơi lý tưởng để tụ tập ngồi tán chuyện cho cư dân sống gần 2 bên đường ray.
Ít ai nghĩ rằng, đường sắt chạy qua quận Hoàn Kiếm, quận trung tâm nhất của Hà Nội lại có thể trở nên hoang sơ như thế này.
Đường sắt bắc ngang qua trục đường Trần Nhật Duật để đi lên cầu Long Biên, trục đường này đi sang ga Gia Lâm để đi lên phía Lạng Sơn và đi về Hải Phòng.