> Giá nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng trên 50%
> Các tập đoàn lại giục EVN trả nợ
> Doanh nghiệp xi măng: Tiêu thụ giảm dần, nợ nần căng thẳng
> Minh bạch giá xăng, điện: Vẫn phải chờ
"Trong trường hợp nếu sau 3 kỳ mà doanh nghiệp chưa thể trả được nợ thì sẽ xử lý theo Luật quản lý nợ công: bán thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi trả nợ. Tuy nhiên, đến nay, tất cả các dự án xi măng nêu trên đều chưa quá 3 kỳ chưa trả được nợ”- Ông Huệ khẳng định.
Tính đến ngày 31-8, tổng mức bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án xi măng là 1.365 triệu USD với 16 dự án. Hiện có 4 dự án xi măng được bảo lãnh đang lâm vào tình trạng khó khăn, khó có khả năng trả nợ.
Cụ thể: Xi măng Đồng Bành 45 triệu USD (cấp bảo lãnh năm 2008); Xi măng Thái Nguyên 59 triệu USD (năm 2005); Xi măng Tam Điệp 133 triệu USD (năm 2000); Xi măng Hoàng Mai 145 triệu USD (năm 1998).
Theo ông Huệ, vụ việc này bộ đã báo cáo Chính phủ. Do xi măng là một lĩnh vực được ưu tiên đầu tư nên Chính phủ đã chủ trương bảo lãnh vay vốn nước ngoài một số dự án của các công ty trong ngành này. Về nguyên tắc khi Chính phủ bảo lãnh vốn vay, nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, Chính phủ phải trả thay.
“Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản báo cáo Chính phủ đề nghị tất cả địa phương rà soát lại quy hoạch các dự án xi măng, tập trung đầu tư để đưa các dự án đi vào sử dụng. Với những dự án đã đi vào hoạt động thì sẽ được tháo gỡ khó khăn đang vướng mắc để có thể hoạt động với công suất, hiệu quả cao nhất, từ đó có lãi và trả được nợ.
Đồng thời, bộ cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng rà soát lại các quy hoạch về phát triển ngành xi măng. Trong khi chờ kết luận của Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị tạm thời ngừng cấp bảo lãnh đối với tất cả các dự án xi măng cho đến khi có chủ trương mới”- Ông Huệ khẳng định.