Sáng 13/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương diễn ra với phiên trù bị, với 350 đại biểu đại diện cho 48.500 đảng viên thuộc 143 đảng bộ trực thuộc tỉnh tham dự.
Trước đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, Tỉnh ủy Bình Dương đề ra chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về “tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương”.
Dự án theo quy hoạch Trung ương
Nhằm giảm áp lực giao thông cho các tỉnh thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là phương tiện vận tải hàng hóa từ các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, việc đầu tư khép kín tuyến đường Vành đai 3 là rất cấp thiết. Do đó, trong giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải sớm đầu tư Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22, đặc biệt là sớm đầu tư cầu qua sông Sài Gòn trên tuyến.
Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải xem xét sớm đầu tư cầu qua sông Sài Gòn của tuyến Vành đai 4 và đoạn từ sông Sài Gòn đến ĐT.744 để kết nối với thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, thực hiện đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng trong giai đoạn 2026 - 2030.
Kiến nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải sớm đầu tư đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; Đề xuất thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, thực hiện đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng trong giai đoạn 2026 - 2030; Đồng thời, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phối hợp đầu tư nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 43 đoạn từ Ngã tư Gò Dưa đến ngã 3 Đại lộ Độc Lập.
Kiến nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải sớm tái khởi động đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy mô đã được phê duyệt.
Dự án trọng điểm của Bình Dương
Bình Dương sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2020 -2025 đối với các tuyến đường Tân Vạn – Mỹ phước – Bàu Bàng dài 48,8Km; Dự án Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Vĩnh Bình (Km1+315) đến ngã tư Lê Hồng Phong (Km13+990) dài 12,67km với quy mô 8 làn xe; Dự án nâng cấp ĐT.743 đoạn từ Miếu Ông Cù đến cầu Vượt Sóng Thần với quy mô 6 -8 làn xe; Đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng dài 47,3km, quy mô 6 làn xe.
Dự án xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2); Dự án xây dựng đường và cầu nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh.; Dự án đường Thủ Biên – Đất Cuốc; Dự án Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương; Nâng cấp, mở rộng ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đi Hội Nghĩa.
Các dự án thực hiện chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, thi công trong giai đoạn 2020 – 2025 gồm: Dự án đầu tư xây dựng đường từ cầu vượt Sóng Thần đến đường Phạm Văn Đồng; Dự án cầu vượt (hầm chui) Ngã 5 Phước Kiến, Ngã tư Chợ Đình, Ngã tư chợ Cây Dừa; Dự án Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT.746, ĐT.747B, ĐT.743; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương.
Dự án mở rộng mặt đường và xây dựng hệ thống thoát nước dọc đồng bộ trên ĐT.744 đoạn qua địa bàn thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng; Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn Đất Cuốc – Thới Hòa và Vành đai 4 đoạn từ ĐT.748 đén giáp sông Sài Gòn; Dự án xây dựng đường Vành đai 3 đoạn từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 13; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước dọc ĐT.747a đoạn từ dốc Bà Nghĩa (Km16+700 đến Km31+280).
Dự án đầu tư xây dựng cầu Hiếu Liêm kết nối huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai; Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng ĐT.750 đoạn từ Quốc lộ 13 đến Ngã tư Làng 10; Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thoát nước khu vực quy hoạch bến xe Bình Dương mới.
Ngoài ra, Bình Dương tiếp tục chỉ đạo triển khai Quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, thực hiện kêu gọi đầu tư một số cảng như: Cảng An Sơn, cảng An Tây, cảng Rạch Bắp, cảng cạn An Điền, cảng Phú Cường Thịnh, cảng Thanh An, cảng Tân Vạn, cảng Thái Hòa, cảng Nguyên Ngọc …
Về đường sắt, để giảm áp lực giao thông lên hệ thống đường bộ, tiếp tục tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải xây dựng một số tuyến đường sắt như sau: Tuyến đường sắt kết nối các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến cụm cảng Thị Vải – Cái Mép; Kéo dài tuyến Metro số 1 thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.