Bệnh vẩy nến: Dai dẳng và dễ tái phát

Trên thế giới hiện nay, có từ 1 - 3% dân số đang chịu ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ bởi căn bệnh vẩy nến. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị, nhưng người bệnh cần kiên trì vì vẩy nến thường dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Bệnh vẩy nến khởi phát sớm hay muộn?

Ở dạng khởi phát sớm, vẩy nến thường gặp ở độ tuổi 16-22, diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định có liên quan chặt chẽ đến tính di truyền; còn vẩy nến khởi phát muộn hay gặp ở độ tuổi 40-60 và ít liên quan tới yếu tố di truyền.

Lưng của bệnh nhân vẩy nến

Trong bệnh vẩy nến, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể (như các loại virus) thì lại tác động lên chính lớp biểu bì da, khiến những tế bào này bị chết và bong tróc. Thêm vào đó, một số nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn, stress, chấn thương… cũng làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm.

Bệnh vẩy nến xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, vị trí bị bệnh đầu tiên thường là da đầu và những vùng tỳ đè như: khuỷu tay, đầu gối, bụng, lưng... Ở các trường hợp nặng, bệnh lan ra khắp cơ thể, với những vẩy trắng tương tự như sáp nến, chỉ còn lại một lớp da mỏng, hồng, có thể rớm máu.

Nhiều người lo ngại vẩy nến sẽ lây nhiễm nhưng thực tế không phải vậy. Giới y học cho rằng, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh vẩy nến không lây khi chúng ta tiếp xúc với bệnh nhân. Điều đáng nói ở đây là vẩy nến gây tâm lý tiêu cực cho bệnh nhân, khiến họ bị giới hạn trong các hoạt động cộng đồng, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Thuốc điều trị bệnh vẩy nến

Các thuốc điều trị vẩy nến hiện nay chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng đỏ da, ngứa ngáy… tuy nhiên, chúng có thể gây những tác dụng không mong muốn, nhất là với nhóm thuốc corticoid. Và một số thuốc điều trị vẩy nến như: methotrexat, cyclosporin, retinoids chứa nhiều độc tính và tác dụng phụ. Phương pháp quang hóa được áp dụng cho bệnh nhân mắc vẩy nến toàn thân, cũng đạt được một số hiệu quả nhưng sau khi điều trị tiềm ẩn nguy cơ ung thư da. Bởi vậy, việc điều trị bằng tây y phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tai biến đáng tiếc.

Hiện nay, một phương pháp mới, an toàn hơn trong điều trị vẩy nến đã được các nhà nghiên cứu tìm ra đó là sử dụng những chế phẩm từ thiên nhiên. Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang là một trong những sản phẩm tiêu biểu trong xu hướng này.

Sạch vẩy nến, gia đình hạnh phúc hơn

Thành phần chính trong Kim Miễn Khang là cây sói rừng, kết hợp cùng với các vị thuốc quý khác như thổ phục linh, hoàng bá, nhũ hương… có tác dụng nổi bật là giảm cảm giác đau, ngứa do vẩy nến, chống viêm, chống tự miễn, cân bằng hệ thống miễn dịch của người bệnh, chỉ tác động đến các tế bào miễn dịch bất thường và phục hồi làn da khỏe mạnh cho bệnh nhân vẩy nến. Các bác sĩ tại bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiến hành nghiên cứu về sản phẩm Kim Miễn Khang và cho thấy sản phẩm đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ, điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát.

Năm 2014, Kim Miễn Khang đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Người bệnh nên xác định việc đẩy lùi vẩy nến sẽ rất khó khăn, do đó phải kiên trì. Bên cạnh duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, người bệnh nên kết hợp bôi kem dược liệu thiên nhiên Explaq để tăng hiệu quả điều trị vẩy nến.

Nghiên cứu hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến bằng thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang

Tháng 6/2014, Kim Miễn Khang đã được hoàn thành nghiên cứu tại bệnh viện Da liễu Trung ương do PGS.TS Trần Lan Anh - Nguyên Trưởng Phòng Đào tạo bệnh viện Da liễu Trung ương - Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội thực hiện đạt hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị vẩy nến.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nhóm dùng Kim Miễn Khang có tỉ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện bệnh tốt rõ rệt: Sau 4 tuần tỉ lệ tốt đạt 16,7%, khá đạt 56,7% cao hơn nhóm đối chứng (tốt 10,0% và khá 43,4%); sau 8 tuần tỉ lệ tốt đạt 56,7% cao hơn nhóm đối chứng (tốt 50,0%). Ngoài ra, với nhóm sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang, mức độ thay đổi chỉ số PASI (chỉ số dùng để tính mức độ nặng-nhẹ của bệnh vẩy nến) trung bình giảm rõ rệt từ khi bắt đầu điều trị ở tuần 0 (PASI = 27,32±11,53) cho đến khi kết thúc điều trị ở tuần 12 (PASI = 5,38±3,88).

Về tính an toàn của sản phẩm: Ở nhóm kết hợp cùng Kim Miễn Khang, kết quả men gan cho thấy chỉ số AST và ALT trước và sau điều trị vẫn trong giới hạn bình thường, điều này chứng tỏ Kim Miễn Khang an toàn khi sử dụng.