> 7 tình huống 'oái oăm' ở công sở
Dưới đây là 10 trong số những chủ đề mà sếp có thể tránh nói với bạn vì họ cảm thấy sẽ là kỳ cục hoặc khiến họ không thoải mái nếu đề cập đến:
1. Bạn nói quá nhiều trong các cuộc họp
Việc bạn nói quá nhiều trong các cuộc họp có thể được người khác nhìn nhận là bạn quá say mê với quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, khi hành động như vậy, bạn cũng có thể bị xem là tự cao tự đại, rằng mình là người “biết tuốt”. Bởi vậy, trước khi “chiếm giờ” của người khác trong cuộc họp tiếp theo”, hãy tự hỏi bản thân xem “Liệu mình có thực sự cần phải nói điều này không?”
2. Bạn dành quá nhiều thời gian trên Facebook
Nếu bạn sử dụng các trang mạng xã hội hay các ứng dụng nhắn tin nhanh trong thời gian làm việc trong ngày, thì công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể hoàn thành công việc ở mức cơ bản, nhưng chính bản thân bạn lại muốn nhiều hơn thế - bạn muốn xây dựng uy tín là một nhân viên luôn có kết quả công việc vượt kỳ vọng. Trong khi đó, việc dành nhiều thời gian cho Facebook hay chat chit chỉ khiến tạo ra một hình ảnh bản thân trái ngược với những gì mà bạn mong muốn.
3. Thái độ của bạn “có vấn đề”, cho dù bạn làm tốt công việc
Nếu bạn thường xuyên phàn nàn, “hạ bệ” ý tưởng của người khác, hoặc hành xử như một “nhân vật chính” ở cơ quan, sếp có thể xem bạn như một “cái gai trong mắt”. Thử đoán xem điều đó có ý nghĩa ra sao với bạn? Đó sẽ là những nhiệm vụ kém thú vị hơn, mức độ linh hoạt giảm, khả năng được thăng lương và thăng chức thấp hơn… thậm chí là vị trí đầu danh sách sa thải trong trường hợp công ty phải cắt giảm nhân sự.
4. Bạn có thể được lợi nếu có những mục tiêu rõ ràng hơn
Bạn có biết các sếp thường thích điều gì không? Đó là khi nhân viên chọn ra một hay hai mục tiêu lớn và rồi hoàn thành những mục tiêu đó. Thay vì tự co kéo mình theo nhiều hướng khác nhau, hãy lựa chọn một vài mục tiêu lớn để tập trung vào trong thời gian tới. Hãy giả sử đây là thời gian cuối năm, và nghĩ xem bạn muốn làm được việc gì trong 12 tháng tới? Sau khi đã xác định được mục tiêu, hãy nỗ lực để đạt được nó trong thời gian tới. Để làm được, hãy viết các mục tiêu ra giấy, lên kế hoạch để đạt mục tiêu, rồi tuân thủ kỷ luật để biến mục tiêu thành hiện thực.
5. Bạn quá nhiều cảm xúc
Nếu bạn “nổi đóa” hay chống chế khi nhận được phản hồi về công việc, bạn đang làm khó cho sếp khi thực hiện nhiệm vụ của sếp. Tệ hơn, sếp có thể sẽ tránh đưa ra cho bạn những phản hồi quan trọng mà bạn cần phải nghe trong những lần sau. Bạn cần phải biết rằng, những phản hồi của sếp, dù có khó nghe, nhưng có thể sẽ giúp bạn tiến bộ, và việc bạn lắng nghe cũng là hỗ trợ cho công việc của sếp.
6. Có lý do để sếp quản lý bạn từng li từng tí
Trên thực tế vẫn có nhiều vị sếp thích nhắc nhở nhân viên về những công việc vụn vặt nhất và họ bị coi là những nhà quản lý vi mô (micromanager). Tuy nhiên, sếp chỉ có thể tránh làm điều này khi nhân viên của họ nắm bắt được mọi thứ trong công việc. Khi bạn bị sếp “soi”, rất có thể bạn đã tạo ra lý do để sếp giảm niềm tin ở bạn. Trong trường hợp điều này, hãy nhìn lại bản thân xem đã làm gì để khiến sếp mất niềm tin như vậy.
7. Bạn thích “giấu mình” sau những bức email
Giống như nhiều người, bạn phụ thuộc quá nhiều vào việc sử dụng email để trao đổi với sếp, ngay cả trong những chủ đề phức tạp, nhạy cảm, hay “nóng”… Nói qua email đúng là dễ dàng hơn, nhưng lại khó giải quyết được những vấn đề nan giải. Đôi khi, bạn cần phải gọi điện cho sếp hoặc gặp sếp trực tiếp để trao đổi.
8. Lỗi của bạn không tệ bằng cách bạn giải quyết lỗi đó
Những vị sếp có tình có lý luôn biết rằng, không ai là hoàn hảo và ai cũng có lúc mắc lỗi. Việc họ quan tâm là bạn giải quyết sai lầm như thế nào. Nếu như bạn đưa ra những lời cáo buộc, đổ lỗi, chống chế hay đổ thừa trách nhiệm cho người khác, sếp sẽ cho rằng, bạn không hiểu được nguyên nhân sâu xa dẫn tới vấn đề và cần phải làm gì để không lặp lại sai lầm trong tương lai.
Lần tới, khi phạm lỗi, hay nói những câu đại loại như: “Tôi đã mắc một sai lầm. Việc đó xảy ra là do…, và tôi đang… để giải quyết vấn đề. Tôi đảm bảo là việc này sẽ không xảy ra lần nữa”.
9. Khi bạn đưa cảm xúc vào các đánh giá, độ tin cậy của bạn bị giảm
Ai cũng có lúc bực mình trong công việc, nhưng điều mà sếp muốn là bạn giữ bình tĩnh và có thái độ khách quan ngay cả trong những trường hợp căng thẳng. Độ khả tin của bạn sẽ tăng nếu bạn đánh giá mọi người và những ý tưởng một cách trung thực, cho dù cá nhân bạn có không ưa họ. Khi đó, bạn sẽ thấy sếp đề cao những ý kiến quả bạn hơn, và tình thế căng thẳng sẽ được giải quyết êm thấm hơn.
10. Bạn không nhất thiết phải nhất trí quá nhiều
Những vị sếp tốt luôn muốn nghe những ý kiến khác nhau. Nếu bạn có thể đưa ra được quan điểm khác với sếp, chẳng hạn về một dự án, tính khả thi của một thời hạn, hay về cách tốt nhất để làm việc với một khách hàng khó tính, thì sếp sẽ đánh giá cao bạn về điều đó. Sếp sẽ cho rằng, bạn có những thông tin khác với thông tin sếp có, dẫn tới sự thay đổi lập trường của sếp hoặc bạn. Ngoài ra, nếu bạn giữ im lặng và sau đó mọi chuyện diễn ra theo hướng quan điểm của bạn là đúng, sếp sẽ bực mình vì bạn đã không nói trước với sếp để giải quyết công việc theo cách khác.
Theo Phương Anh
Dân trí