Hỏi: Hiện nay tại khu vực Hà Nội có những trường ĐH công lập nào xét tuyển bằng học bạ đối với ngành Marketing hoặc Quản trị kinh doanh?
Trả lời:
Hai ngành Quản trị kinh doanh và Marketing thuộc khối ngành III (Kinh doanh và quản lý, Pháp luật). Hầu hết các trường ĐH đều đào tạo một trong hai hoặc cả hai ngành này.
Năm nay, có rất nhiều trường ĐH công lập đào tạo hai ngành này xét tuyển kết quả học bạ của thí sinh.
Tại khu vực Hà Nội có các trường như:
ĐH Tài nguyên và môi trường:
Ngành Marketing trường dành 100 chỉ tiêu, ngành Quản trị kinh doanh dành 150 chỉ tiêu.
Năm 2020, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tuyển sinh theo 4 phương thức, bao gồm: phương thức xét tuyển thẳng kết hợp chứng chỉ tiếng anh quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT; phương thức xét tuyển theo học bạ; phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020; phương thức xét tuyển thẳng.
Cụ thể: Phương thức 3, trường xét tuyển theo kết quả học tập của 3 học kỳ bậc THPT (Học bạ): học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Trường ĐH Giao thông vận tải:
Trường đào tạo và tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh. Năm nay, trường xét tuyển theo 4 phương thức
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Tùy theo từng ngành, chỉ tiêu dự kiến từ 70% - 80% chỉ tiêu của ngành đó. Bao gồm các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D03, D07, B00, trong đó mỗi ngành không quá 4 tổ hợp xét tuyển;
Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào điểm bình quân kết quả học tập 5 kỳ học THPT (không tính kết quả học kỳ II lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển phương thức 1. Tùy theo từng ngành, chỉ tiêu dự kiến từ 20% - 30% chỉ tiêu của ngành đó;
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia, Quốc tế;
Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT năm 2020: dự kiến từ 10% - 20% chỉ tiêu của các chương trình tiên tiến và chất lượng cao.
Trường ĐH Lâm nghiệp dành 100 chỉ tiêu để tuyển sinh đối với ngành Quản trị kinh doanh.
Trường ĐH Lâm nghiệp dành 100 chỉ tiêu để tuyển sinh đối với ngành Quản trị kinh doanh.
Trường tuyển sinh theo 3 phương thức
Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ): Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT: Xét kết quả học tập năm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển;
Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2020, nộp hồ sơ xét tuyển trước kỳ thi THPT: Xét kết quả học tập (điểm TBC học tập) năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp12.
Phương thức nữa là xét tuyển thẳng (theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT).
Học viện Chính sách và phát triển có 70 chỉ tiêu đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Trường tuyển sinh theo hai phương thức: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Thứ hai, xét tuyển dựa trên kết quả học tập 03 học kỳ bậc THPT (Xét học bạ).
Điều kiện xét tuyển:
Thí sinh có điểm trung bình cộng của điểm trung bình chung học tập 03 học kỳ (2 Học kỳ lớp 11 và Học kỳ 1 lớp 12) từ 7,0 trở lên (riêng ngành Quản lý Nhà nước từ 6,5 trở lên).
Cách tính điểm xét tuyển:
Điểm ưu tiên: Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.
Nguyên tắc xét tuyển:
Xét tuyển theo ngành, chỉ tiêu của mỗi ngành và điểm xét tuyển của thí sinh;
Xét tuyển theo thứ tự nguyện vọng ưu tiên. Mỗi thí sinh được đăng ký 03 nguyện vọng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (NV1 ưu tiên cao nhất, sau đó là NV2 và NV3);
Thí sinh chỉ đỗ một nguyện vọng duy nhất, nếu đã đỗ một nguyện vọng sẽ không xét tiếp các nguyện vọng còn lại.
Trường ĐH Điện lực có 350 chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh. Trong đó có 70 chỉ tiêu để xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT 5 kỳ.
ĐH Công nghệ giao thông vận tải ngành quản trị doanh nghiệp với chuyên ngành quản trị Marketing và xét điểm học bạ năm lớp 12.