Theo đó, 4 tuyến buýt chất lượng cao thuộc dự án phát triển giao thông xanh sẽ chạy dọc hành lang đông tây (Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ) gồm: An Lạc - Rạch Chiếc, An Lạc - Bến Thành, Chợ Lớn - Rạch Chiếc, Bến Thành - Rạch Chiếc.
Bốn tuyến buýt sức chứa nhỏ gồm: 2 tuyến nối ga tàu thủy Bình An (TP Thủ Đức) đến bến xe buýt Sài Gòn (quận 1) và đường Liên Phường (TP Thủ Đức); 2 tuyến còn lại nối huyện Bình Chánh và quận 7 gồm khu dân cư ấp 5 Phong Phú - UBND quận 7 và khu dân cư T30 - Trường đại học Marketing.
Bốn tuyến buýt liên tỉnh chất lượng cao (không trợ giá) đi các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gồm: Bến xe An Sương - Bến xe Biên Hòa (37,4 km); Bến xe Tân Phú - Bến xe Tây Ninh (91 km); Bến xe buýt Tân Phú - Bến xe Tiền Giang (85 km); Bến xe Tân Phú - Bến xe Biên Hòa (47 km).
Hiện TPHCM có 128 tuyến xe buýt hoạt động, gồm 91 tuyến trợ giá, 37 tuyến không trợ giá.
Trong đó, 101 tuyến xe buýt nội tỉnh và 27 tuyến xe buýt kết nối đến các tỉnh liền kề gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tổng lượng khách đi xe buýt ở TPHCM chỉ đạt 53 triệu lượt, giảm 57% so với năm 2020.
6 tháng đầu năm 2022, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động kinh tế, xã hội dần quay về nhịp ổn định, lượng khách đi lại trên các tuyến xe buýt ở thành phố bắt đầu tăng trở lại với khoảng 30 triệu lượt khách.