Đây là những trường hợp liệt sỹ hy sinh nhiều năm, nhưng vì các lý do khác nhau nên hồ sơ xác nhận tồn đọng nhiều năm nay mới được giải quyết.
Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức trao 672 Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân, gia đình liệt sĩ. Trong đó có 148 trường hợp hy sinh cách đây trên 70 năm (có trường hợp 86 năm), nay mới được công nhận.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận những đóng góp to lớn của các thế hệ cha, anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong 70 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thường xuyên chăm lo đến công tác thương binh liệt sỹ và người có công.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc xác nhận hồ sơ người có công còn tồn đọng là băn khoăn, trăn trở nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong những năm qua. Khi nhiều thế hệ đã ngã xuống nhưng chưa được xem xét công nhận do không còn hồ sơ, giấy tờ gốc, những người giao nhiệm vụ và biết sự việc không còn...
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Bộ LĐ-TB&XH và các đơn vị, địa phương trong xác nhận hồ sơ người có công còn tồn đọng. “Tổ quốc và nhân dân không bao giờ quên ơn những thế hệ người Việt đã ngã xuống. Sẽ luôn làm hết sức mình trong việc tìm mọi biện pháp, giải pháp để xác nhận và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, những liệt sỹ được trao Bằng Tổ quốc ghi công lần này đã tồn đọng hồ sơ rất nhiều năm, do tư liệu, nhân chức không đầy đủ. Do đó, để giải quyết, các ngành, địa phương phải tìm nhiều cách thu thập thông tin để có cơ sở trình Thủ tướng công nhận.
Hết năm 2017, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng cấp, đổi trên 50.000 Bằng Tổ quốc ghi công; các địa phương, ngành, công an, quân đội đã xác nhận 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Riêng dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/2017), Bộ LĐ-TB&XH đã trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 498 thân nhân, gia đình liệt sĩ. Đợt này tiếp tục trao thêm 672 Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân, gia đình liệt sĩ.
Theo ông Dung, kết quả trên là hành động thiết thực, ý nghĩa nhất bày tỏ tấm lòng thành kính của thế hệ đi sau đối với những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tới nay cả nước có trên 9 triệu người có công với cách mạng được xác nhận. Trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ; 127.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 800.000 thương binh, bệnh binh; 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 312.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học và hàng triệu người có công giúp đỡ cách mạng).
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Bộ LĐ-TB&XH và các đơn vị, địa phương trong xác nhận hồ sơ người có công còn tồn đọng. “Tổ quốc và nhân dân không bao giờ quên ơn những thế hệ người Việt đã ngã xuống. Sẽ luôn làm hết sức mình trong việc tìm mọi biện pháp, giải pháp để xác nhận và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, những liệt sỹ được trao Bằng Tổ quốc ghi công lần này đã tồn đọng hồ sơ rất nhiều năm, do tư liệu, nhân chức không đầy đủ. Do đó, để giải quyết, các ngành, địa phương phải tìm nhiều cách thu thập thông tin để có cơ sở trình Thủ tướng công nhận.
Hết năm 2017, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng cấp, đổi trên 50.000 Bằng Tổ quốc ghi công; các địa phương, ngành, công an, quân đội đã xác nhận 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Riêng dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/2017), Bộ LĐ-TB&XH đã trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 498 thân nhân, gia đình liệt sĩ. Đợt này tiếp tục trao thêm 672 Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân, gia đình liệt sĩ.
Theo ông Dung, kết quả trên là hành động thiết thực, ý nghĩa nhất bày tỏ tấm lòng thành kính của thế hệ đi sau đối với những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tới nay cả nước có trên 9 triệu người có công với cách mạng được xác nhận. Trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ; 127.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 800.000 thương binh, bệnh binh; 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 312.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học và hàng triệu người có công giúp đỡ cách mạng).