Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một doanh nghiệp cho rằng: Kinh phí di chuyển lai dắt tàu hiện nay lên đến hơn 200 triệu đồng. Giờ về đây phương tiện hoen gỉ, nếu bán đi chỉ có cách giã bán đồng nát theo cân.
Đồng thời, đơn vị này cũng đã gửi báo cáo đến lãnh đạo UBND TP Hà Nội, trong đó nêu nguyện vọng được tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Đầm Bẩy như kế hoạch ban đầu của Thành phố và quận Tây Hồ.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Việt Anh, đại diện tàu Tây Long cho biết, chi phí tháo dỡ, lai dắt của mình đã lên đến gần 200 triệu đồng.
Nhưng những tàu về khu vực Đầm Bẩy cũng chỉ “thoi thóp”, chờ chủ trương của thành phố để tiếp tục kinh doanh. Được biết, chi phí đầu tư tàu của doanh nghiệp lên tới 100 tỷ, nhưng nếu bán sắt vụn con tàu cao nhất cũng chỉ thu lại được 300 triệu đồng.
“Đó là lý do một số chủ tàu không muốn tháo di dời”, ông Việt Anh nhận định. Bên cạnh đó, chi phí mỗi tháng bảo dưỡng lên tới 40 triệu đồng, nếu tiếp tục doanh nghiệp khó lòng cầm cự được thêm.
Nhiều nhà hàng nổi rách nát xuống cấp có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước Hồ Tây.
Hiện tương hoang hóa đang diễn ra với những nhà hàng, tàu nổi tập kết tại nơi này.
Được biết, một số đơn vị tại bến thủy Hồ Tây đang có văn bản gửi cơ quan chức năng, xin được tiếp tục kinh doanh tại khu vực Đầm Bảy theo đúng tiêu chí mới mà UBND TP Hà Nội đề cập.
Các đơn vị này yêu cầu cần rõ ràng tiêu chí, có quy hoạch cụ thể, lâu dài để các doanh nghiệp có kế hoạch triển khai.
Khu vực Đầm bảy đang bắt đầu có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước do hàng loạt tàu, thuyền và phương tiện nổi tập kết về đây gây ra.
Thuyền bè neo đậu san sát nhau hoen gỉ.
Phế liệu chất đống trên những con thuyền cũ nát.
Mái che của những nhà hàng nổi đang mục nát, rã ra từng mảng rơi rớt xuống mặt hồ.
Biển báo "Khu vực tạm thời tập kết tàu, thuyền, phương tiện nổi..." do UBND quận Tây Hồ lập nên.
Người dân ngồi câu cá quanh khu vực tập kết tàu thuyền tại Đầm Bảy.